Lá giang là lá gì? Công dụng, bài thuốc chữa bệnh và những món ăn từ loại thảo dược này

Nguyễn Mai 177

Lá giang không chỉ là một loại rau bổ dưỡng, được dùng làm nguyên liệu chế biến những món ăn ngon mà còn là dược liệu chữa trị nhiều bệnh. Sau đây, bạn đọc hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp đi tìm hiểu rõ hơn về loại thảo dược này nhé.

1. Lá giang là lá gì?

Đây là loài cây thân leo, ưa sáng, dài khoảng 1.5 – 4m, có thể mọc bò hoặc bám trên những thân cây lớn. Cây lá giang có nguồn gốc từ Đông Nam Á, họ trúc đào, tên khoa học là Aganonerion Polymorphum, còn được gọi với cái tên khác là chua méo, giang chua, lá lồm. Loại lá này có vị chua, tính mát có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt,…

Lá giang có vị chua, tính mát
Lá giang có vị chua, tính mát

2. Tổng quan về lá giang

Loại cây này mọc hoang nhiều ở vùng ven rừng, vùng núi, trung du. Ở nước ta, thường mọc ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn,… Ngoài ra, còn bắt gặp ở các tỉnh ven biển miền Trung như Phú Yên, Bình Định,… Cây sinh trưởng mạnh vào mùa mưa ẩm, thời điểm ra hoa là vào tháng 4 đến tháng 8. 

Lá mọc đối, hình trứng, dài khoảng 5 đến 8cm, có chiều rộng 2 đến 3cm, gốc tròn, đuôi nhọn, hai mặt nhẵn. Phiến lá gồm 2 mặt, mặt trên có màu xanh nhạt hơn mặt dưới, cuống lá dài từ 0.8 đến 1.5m. Cành lá giang được thu hái quanh năm, có thể phơi khô hoặc dùng tươi. Do có vị chua và hương vị thơm ngon, nên được dùng phổ biến để làm gia vị nấu ăn, thuốc chữa bệnh.

Lá cây giang mọc đối, hình trứng, dài khoảng 5 đến 8cm
Lá cây giang mọc đối, hình trứng, dài khoảng 5 đến 8cm

3. Thành phần hóa học của vị thuốc lá giang

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại lá này có một lượng nhỏ axit tạo nên vị chua, giúp hỗ trợ các triệu chứng đầy bụng, đau dạ dày. Trong 100g dược liệu tươi có: 85.3g nước, 3.5g glucoside, 26mg vitamin C, 0.6mg carotene. Thêm vào đó, cây lá giang còn chứa axit tatric 1.7%, saponin 2.44%, flavonoid 2,24%, terol, chất béo, coumarin, axit hữu cơ, nhiều nguyên tố vi lượng, khoáng chất (Na, Ca, Sr, Mn, Fe),…

4. Những tác dụng của lá giang

Loại lá này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. Đây là thảo dược quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Loại lá này có một lượng nhỏ axit và lượng lớn saponin. Do đó, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giải độc, giảm sỏi tiết niệu, lợi tiểu, chữa đầy bụng, khó tiêu.

Bên cạnh đó, đây là loại thảo dược có vị chua, tính mát, quy kinh can, giúp giải khát, thanh nhiệt, chữa mụn nhọt,… Người ta còn phát hiện cao lỏng chiết xuất từ loại lá này rất lành tính và an toàn, ức chế thành công 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính. Ở một số địa phương, người dân còn giã nhuyễn lá giang với lá khoai lang, rồi vắt lấy nước để chữa trị ngộ độc củ mì.

5. Những bài thuốc chữa bệnh từ lá giang

Bài thuốc chữa bệnh từ lá giang
Bài thuốc chữa bệnh từ lá giang

Khi được áp dụng làm các bài thuốc chữa bệnh, cả ba bộ phận thân, lá và rễ đều có thể sử dụng. Công dụng của vị thuốc thực sự rất tuyệt vời. Bạn có thể tham khảo những bài thuốc từ loại thảo dược này dưới đây:

  • Hỗ trợ tiêu hóa, chữa đầy bụng và ăn không tiêu: Dùng 30 đến 50g lá giang đem sắc uống đều đặn từ 3 đến 5 ngày
  • Chữa viêm đường tiết niệu: Hãm khoảng 10g thân lá khô uống thay trà
  • Chữa mụn nhọt, vết thương ngoài da: Giã nát một lượng lá tươi, rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị thương
  • Tốt cho xương khớp: Đun lá này lấy nước uống mỗi ngày cho đến khi giảm bớt triệu chứng
  • Giải nhiệt, thanh độc: Khi cảm thấy nóng nực, bức bối, hãy giã lá tươi rồi vắt lấy nước uống

6. Các món ăn được chế biến từ lá giang

Nhờ có vị chua thanh, vừa bổ dưỡng vừa tốt cho sức khỏe, nên loại lá này được người dân sử dụng rất phổ biến để chế biến các món ăn thơm ngon. Đây là loại rau thường được nấu canh, lẩu, xào với các loại thịt,… Mang đến hương vị đặc trưng và hấp dẫn. Dưới đây là một số món ăn dễ làm, ngon miệng từ loại lá này.

6.1. Canh chân gà nấu cùng lá giang

Canh chân gà nấu cùng lá giang
Canh chân gà nấu cùng lá giang

Đây là một món ăn thơm ngon và hấp dẫn cho những tín đồ yêu thích chân gà. Thay vì dùng thịt gà, thì bạn có thể nấu bộ phận này cùng lá giang thành món canh chua thanh hấp dẫn. Chân gà giòn dai kết hợp với nước dùng thơm thơm, thanh đạm vô cùng kích thích vị giác. Bạn hãy thử nấu món canh này ngay nhé! 

Advertisement

6.2. Thịt bò xào lá giang

Món ăn đơn giản được chế biến từ thịt bò, lá giang, tỏi ớt, gừng tươi và các gia vị đậm đà tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng. Thịt bò dai mềm bổ dưỡng, thơm ngọt, vừa chín tới kết hợp với vị chua thanh của loại rau này, ăn cùng với cơm trắng thì còn gì bằng. Bạn hãy trổ tài chế biến món xào này cho gia đình thưởng thức nhé!

Thịt bò xào lá giang
Thịt bò xào lá giang

6.3. Lẩu gà lá giang

Khi nhắc tới món ăn chế biến từ lá này, không thể không nhắc đến lẩu gà lá giang. Đây là món lẩu được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và hài hòa. Thịt gà ngọt, dai vừa phải hòa quyện trong nước chua thanh từ loại rau này là một sự kết hợp rất tuyệt vời. Thêm chút vị cay nồng của ớt thì thật kích thích.

Lẩu gà lá giang
Lẩu gà lá giang

6.4. Canh chua cá diêu hồng lá giang

Thêm một món canh chua ngon bổ từ loại lá này, đó chính là khi nấu với cá diêu hồng. Đây là loài cá có vị ngọt, thịt mềm nhiều dinh dưỡng. Khi kết hợp cùng nước canh chua thơm thơm của lá này sẽ cho ra một món ăn hấp dẫn, rất thích hợp cho mâm cơm hàng ngày của gia đình bạn.

Canh chua cá diêu hồng lá giang
Canh chua cá diêu hồng lá giang

7. Lưu ý khi sử dụng lá giang

Loại lá này có tính chua, nên khi nấu ăn thì không nên sử dụng nồi nhôm để tránh chất chua ăn mòn và làm nồng độ nhôm tăng cao, sẽ gây ngộ độc sức khỏe. Thay vào đó, bạn hãy dùng nồi inox, nồi đất. Thêm nữa, những người đau nhức xương khớp do gout, bệnh nhân bị sỏi thận tuyệt đối không nên dùng lá này do chứa hàm lượng axit tractric khá cao. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y khoa trước khi áp dụng các bài thuốc từ thảo dược này.

8. Mua lá giang ở đâu uy tín?

Đây là một loại rau khá phổ biến, nên có rất nhiều người tìm mua để phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau. Bạn dễ dàng bắt gặp lá giang ngoài chợ, siêu thị. Hoặc không có thời gian, thì có thể đặt mua online qua các trang thương mại điện tử uy tín. Loại lá này có giá dao động từ 100.000 đến 120.000 VNĐ/kg. 

Qua những thông tin bên trên, chúng tôi hy vọng bạn đã nắm được rõ hơn về lá giang cũng như công dụng tuyệt vời của thảo dược này. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết và đừng quên ghé thăm Tuổi trẻ và Sắc đẹp thường xuyên nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất