Lá găng – Loài cây mọc hoang được dùng làm món thạch ngon giải nhiệt ngày hè

Nguyễn Mai 617

Nhắc tới lá găng, chắc hẳn những người lớn lên từ núi rừng đã quá thân thuộc và không quên được món thạch thơm mát. Mời bạn đọc cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp đi tìm hiểu về loài cây dân dã này.

1. Tổng quan về cây lá găng

Loại cây này còn được gọi là găng gai, thạch găng, thường mọc hoang chủ yếu ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ nước ta. Cây lá găng thuộc họ thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 3 – 5m, lá có hình bầu dục mọc đối, màu xanh bóng mượt. Cành có gai nhọn dài khoảng 1 – 3cm xen giữa nách lá, nên có tên khác là găng gai.

Cây ra hoa vào mùa xuân và chín rụng vào mùa thu. Hoa găng có màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc đơn và không có cánh. Quả găng hình bầu dục, có màu vàng nhạt, vỏ nhẵn, khi vo nhẹ sẽ bong ra một lớp da mỏng. Phần thịt bên trong có màu xốp trắng khi còn xanh, chuyển vàng khi chín. Mùa kết quả từ tháng 3 đến tháng 11.

Cây găng còn được gọi là găng gai, thạch găng
Cây găng còn được gọi là găng gai, thạch găng

2. Thạch lá găng có tác dụng gì?

Loại cây này được người miền núi dùng nhiều và sử dụng từ lâu bởi có tính dược liệu, nên có tác dụng điều trị sốt và một số bệnh về đường tiêu hóa hiệu quả. Đặc biệt, món thạch làm từ lá găng giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt vào mùa hè. Dân gian thường gọi là thạch xanh. Thạch lá găng có hương vị thơm mát, mềm trôi tuột vào cổ họng, khiến ai cũng yêu thích. Cho thêm nước đường hoa nhài, cùng vài viên trân châu và thạch đen, sẽ là món giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày hè nóng nực.

Thêm vào đó, trong thạch găng còn chứa hàm lượng vitamin và một số dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Cho nên, món ăn này có tác dụng kiểm soát cơn đói, cung cấp năng lượng và hạn chế thói quen ăn vặt hiệu quả. Từ đó, hỗ trợ giảm cân và giúp bạn sớm lấy lại vóc dáng thon gọn.

Thạch làm từ lá găng giúp thanh nhiệt, giải độc
Thạch làm từ lá găng giúp thanh nhiệt, giải độc

3. Hướng dẫn cách làm thạch từ lá găng

Để làm món thạch ngon nhất từ lá cây này, tốt nhất là bạn nên sử dụng lá non và lá bánh tẻ. Lá găng sau khi thu hái có thể chế biến tươi hoặc sấy khô (nếu muốn tạo mùi dễ chịu hơn). Dưới đây là các cách làm thạch găng bạn có thể tham khảo.

3.1. Làm thạch từ lá găng tươi

Khi làm thạch găng bằng lá tươi sẽ cho ra màu sắc óng ánh rất đẹp mắt. Các bước làm vô cùng đơn giản, đầu tiên bạn rửa sạch lá găng rồi vò nhuyễn để lấy nước. Tiếp đó, bạn chắt bỏ bã và lọc giữ lại nước cốt. Cuối cùng, đợi thạch găng đông lại thì bạn sử dụng cùng nước đường để làm dịu đi vị chát.

Cách làm thạch từ lá găng tươi
Cách làm thạch từ lá găng tươi

3.2. Sử dụng lá găng khô làm thạch

Ngoài cách làm thạch găng từ lá tươi, người ta còn chế biến món ăn thanh mát này từ lá găng khô và cho hương vị thơm ngon không kém. Sau khi phơi lá trong nhiều ngày thì bạn ngâm nước cho nở. Tiếp theo, vò nhuyễn để tiết ra nước cốt và lọc cho ra cặn. Sau cùng bạn cho vào tủ lạnh để thạch đông lại rồi sử dụng.

3.3. Làm thạch găng bằng bột khô

Nếu như không mua được lá găng tươi hay khô, thì bạn cũng có thể dùng bột khô vừa đơn giản, vừa tiện lợi. Đầu tiên, bạn lấy một lượng bột rồi cho vào túi lọc, rửa với nước đun sôi để nguội. Tiếp đến, cho túi lọc vào nước vôi trong, đồng thời bóp đều tay để bột tiết ra nhựa. Cuối cùng, bạn lọc lại nước găng rồi cho vào tủ lạnh để thạch đông lại.

Cách làm thạch găng từ bột khô
Cách làm thạch găng từ bột khô

4. So sánh sự khác nhau giữa thạch găng và sương sâm

Khi nhìn lướt qua, hai loại thạch này khá giống nhau. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì có thể phân biệt được thạch găng và sương sâm. Dưới đây là một số đặc điểm để bạn nhận biết:

  • Thạch găng: Làm từ lá găng vò nhuyễn, thạch có màu xanh rêu nhạt và trong óng ánh, vị hơi chát nhẹ
  • Sương sâm: Làm từ lá sương sâm, thạch có màu xanh đậm và đục, vị chua nhẹ và hương thơm đặc trưng
Sự khác nhau giữa thạch găng và sương sâm
Sự khác nhau giữa thạch găng và sương sâm

5. Giá bột lá găng là bao nhiêu tiền? Mua bột lá găng ở đâu uy tín?

Thạch găng rất lành tính và thanh mát, phù hợp với cả phụ nữ mới sinh, trẻ nhỏ. Do đó, bạn có thể mua bột về để tự làm tại nhà cho cả gia đình. Loại bột này có mặt tại hầu hết các siêu thị, cửa hàng bột thiên nhiên,… Hoặc bạn có thể đặt mua online qua các trang thương mại điện tử uy tín. Giá bột lá găng dao động trong khoảng 120.000 – 150.000 VNĐ/kg.

Hy vọng thông qua bài viết này của Tuổi trẻ và Sắc đẹp, chị em đã biết về tác dụng và cách làm thạch từ lá găng. Bạn đọc đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhiều bài viết bổ ích hơn nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất