Lá dương xỉ là một loại cây quen thuộc thường được trồng trong chậu để làm cảnh. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chúng còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và đời sống con người. Mời độc giả khám phá loài cây này trong bài viết sau đây.
1. Cây dương xỉ là cây gì?
Loại cây này có tên khoa học là Polypodium Leucotomos, còn được gọi là rau dớn, thái quyết,… Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, ở Việt Nam thường mọc nhiều ở nơi có bóng râm và độ ẩm cao như ven rừng, bờ suối,… Dương xỉ thuộc nhóm thực vật không có hoa và hạt, sinh sản thông qua bào tử.
Đây thuộc loại cây thân thảo, gần như không có thân, chiều cao trung bình từ 15 đến 30cm. Lá dương xỉ mọc thành từng cụm, hình giống chiếc răng lược, lá non cuộn tròn thon gọn và có lông. Thân và rễ mọc lan hoặc bò ra tùy theo địa hình. Loại cây này khá phong phú về giống loài, một số giống có thể ăn được tại nhiều quốc gia do chứa nhiều giá trị dinh dưỡng.
2. Cây dương xỉ có ý nghĩa gì theo phong thủy?
Ngoài công dụng lọc không khí hiệu quả, thì loài cây này còn mang ý nghĩa tốt trong phong thủy. Với tông màu xanh mang đến một không gian tươi mới, cho mọi người tinh thần và thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng. Thêm vào đó, đây là loại cây dễ trồng, dễ sống, biểu tượng cho nghị lực sống mạnh mẽ và phi thường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Bên cạnh đó, dương xỉ thu hút những điều may mắn, tốt đẹp và tài lộc cho con người.
3. Thành phần dinh dưỡng có trong lá dương xỉ
Loại cây này rất giàu protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất như kẽm, kali, canxi, vitamin A, B, C. Dương xỉ giúp bổ sung nước, chất xơ và hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Chính vì thế, tại một số quốc gia ở châu Á như Malaysia, Indonesia, hoặc các nước Mỹ, Canada, người dân dùng lá cây này như một loại rau ăn hàng ngày. Ngọn dương xỉ khi còn cuộn chặt, chần chín để làm salad, được bán tại các chợ nông sản với giá cao.
4. Lá dương xỉ có những tác dụng gì?
Trong Đông y, dương xỉ có vị ngọt, đắng, tính lạnh, với tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, nhuận tràng,… Do đó, được dùng làm thảo dược để chữa trị nhiều loại bệnh. Lá dương xỉ non tươi giúp bồi bổ ngũ tạng, lợi gân cốt.
4.1. Chống viêm, chữa mẩn ngứa
Một số vi khuẩn có lợi trong lá cây dương xỉ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm và sát trùng. Do đó, thảo dược này hỗ trợ điều trị các bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét,.. Khi sử dụng, bạn nên dùng nước sôi chần qua để bớt đi vị chát. Vì có tính hàn, nên người bị tỳ vị hư hàn hạn chế ăn nhiều.
4.2. Giảm các triệu chứng khi đến kỳ kinh nguyệt
Mặc dù, phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được sử dụng lá dương xỉ. Tuy nhiên, loại rau này rất được khuyến khích cho nữ giới ăn trong thời kỳ kinh nguyệt. Lý do là bởi dương xỉ chứa nhiều khoáng chất, có tác dụng giảm các triệu chứng do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra.
4.3. Tốt cho hệ thần kinh
Để chắc chắn hệ thống thần kinh hoạt động bình thường, bạn phải đảm bảo rằng việc hấp thụ tối ưu các khoáng chất. Trong lá cây dương xỉ chứa nhiều thành phần có lợi để thúc đẩy chức năng hoạt động tốt nhất của hệ thần kinh. Thêm vào đó, lá cây này còn chứa thiamine, một trong những loại vitamin B có tác dụng tối ưu hóa chức năng của hệ thần kinh.
4.4. Bổ sung photpho cho cơ thể
Photpho là một khoáng chất không phổ biến và ít được nhắc đến, nhưng lại có chức năng nổi bật nhất. Thành phần này đảm bảo việc sử dụng tối ưu carbohydrate và chất béo để hạn chế trọng lượng cơ thể quá mức. Một khẩu phần lá cây dương xỉ có thể giúp bạn đáp ứng đủ lượng photpho hấp thụ hàng ngày.
4.5. Giúp bổ máu
Bên cạnh vitamin và photpho, lá cây dương xỉ cũng chứa nhiều sắt. Đây là một trong những khoáng chất quan trọng và có lợi cho sức khỏe. Sắt giúp thúc đẩy sản xuất các tế bào hồng cầu. Số lượng tế bào máu này rất cần thiết để phân phối chất dinh dưỡng và oxy cho toàn bộ hệ thống cơ thể.
4.6. Tốt cho thị lực
Lá cây dương xỉ không chỉ giàu canxi giúp xương và răng chắc khỏe, mà còn chứa nhiều vitamin A, nghĩa là loại lá này rất tốt cho thị lực. Những người đang có thị lực kém có thể bổ sung lá dương xỉ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Điều này sẽ giúp họ giảm các triệu chứng và giúp mắt khỏe mạnh hơn.
4.7. Cải thiện chứng chán ăn
Chắc hẳn, sẽ có những giai đoạn bạn chán ăn, ăn không ngon miệng. Vậy thì tại sao bạn không thêm lá cây dương xỉ vào thực đơn hàng ngày của mình để cải thiện tình trạng này? Loại lá này có thể là giải pháp giúp bổ sung dưỡng chất tuyệt vời cho những người đang trong giai đoạn phục hồi.
4.8. Giảm lượng đường trong máu
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, thì chắc hẳn việc quản lý chế độ ăn uống hàng ngày sẽ không còn dễ dàng như trước nữa. Tuy nhiên, lá cây dương xỉ có thể là một món quà tuyệt vời cho những bệnh nhân này. Lý do là bởi, loại lá này giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
4.9. Ngăn ngừa đột quỵ
Lá cây dương xỉ còn rất tốt cho tim mạch bởi nó chứa nhiều kali. Đây là loại chất điện giải có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một trong số đó là giúp giảm huyết áp bằng cách loại bỏ hàm lượng natri dư thừa trong máu. Khi huyết áp được kiểm soát, sẽ hạn chế nguy cơ đột quỵ và đau tim.
4.10. Giúp không khí trong lành
Ngoài việc làm cảnh, chế biến rau ăn và bài thuốc chữa bệnh, dương xỉ còn có khả năng hấp thụ những độc tố trong không khí rất tốt. Đặc biệt là asen, các chất khí gây ô nhiễm, aldehyde formic. Loại cây này còn có khả năng ức chế xylen và toluen từ máy vi tính, máy in, giúp cho không khí sống trong lành hơn và tinh thần thoải mái, sảng khoái.
5. Những bài thuốc chữa bệnh từ lá dương xỉ
Từ những thông tin bên trên, bạn đọc đã hiểu được những công dụng tuyệt vời của loại lá này. Dương xỉ có tính hàn, lá và thân rễ được sử dụng nhiều trong y học. Sau đây là một số bài thuốc từ loại lá cây này.
- Chữa lang ben, bạch biến: Trộn 5gram bột lá cây dương xỉ với 120ml kem dưỡng da phù hợp với làn da của bạn, bôi thường xuyên hỗn hợp lên da
- Điều trị đau lưng, mỏi gối đau lưng: Lấy 15gram loại dương xỉ cẩu tích, 10gram mỗi loại đỗ trọng, thục địa, dây tơ hồng đã sao, đem sắc cùng 750ml nước đến khi còn 200ml thì tắt bếp, uống ngày 2 lần trước bữa ăn
- Giúp cầm máu, làm lành vết thương: Lấy lá dương xỉ tươi, giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương
6. Cây dương xỉ có tác hại gì không?
Theo nhiều chuyên gia, dương xỉ có nhiều công dụng với sức khỏe, nhưng đó là khi kết hợp cùng các loại thuốc trong Đông y với từng bài cụ thể, đúng cách. Nếu ăn nguyên cả cây hoặc lá cây sẽ gây hại. Đặc biệt, dương xỉ có khả năng hấp thu các chất độc hại trong không khí, nếu ăn phải lá của những cây này, bạn sẽ bị ngộ độc.
7. Những lưu ý khi sử dụng lá dương xỉ
Tuy có nhiều nghiên cứu đã tìm ra những thành phần có lợi cho sức khỏe trong lá cây này, nhưng có một số điều mà bạn cần nắm rõ khi dùng lá dương xỉ. Cụ thể như sau:
- Không phải tất cả loại lá cây dương xỉ đều ăn được, một số cây chứa rất nhiều độc tính nên bạn không thể sử dụng
- Nên làm rau chín trước khi chế biến các món ăn vì có thể bị dị ứng
- Dùng nhiều dương xỉ trong một thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng chướng bụng, mờ mắt, ngạt mũi, sinh lý giảm
- Phụ nữ đang trong quá trình mang thai không được ăn dương xỉ
- Sử dụng lá cây dương xỉ có nguồn gốc rõ ràng và mua từ những địa chỉ an toàn
Với nhiều người, lá dương xỉ vẫn được coi là cỏ dại. Tuy nhiên, qua những thông tin bên trên, chắc hẳn bạn đã nắm được những lợi ích tuyệt vời của loài thảo dược này. Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết của Tuổi trẻ và Sắc đẹp.