Lá diếp cá là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của gia đình Việt. Không chỉ vậy, đây còn là vị thuốc quý sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây, Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ cung cấp thông tin chi tiết về loại thảo dược này để độc giả nắm rõ hơn.
1. Giới thiệu về lá diếp cá
Loài cây này được trồng nhiều ở các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ,… Ở nước ta, mọc hoang dại chủ yếu tại các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng. Sau này, diếp cá được đưa về trồng ở vườn làm thực phẩm cũng như vị thuốc cải thiện tình trạng sức khỏe.
Diếp cá còn có tên gọi khác là rau vẹn, rau dấp cá, ngư tinh thảo,… Đây là loại cây thân thảo, sống lâu năm, ưa ẩm ướt và có chiều cao trung bình khoảng 20 đến 40cm. Rễ cây diếp cá nhỏ, mọc ngầm dưới đất. Hoa màu vàng nhạt, không có bao hoa bên ngoài. Lá diếp cá mọc so le, hình trái tim, màu xanh sẫm, khi vò nát có mùi hơi tanh như mùi cá.
2. Thành phần hóa học có trong lá diếp cá
Trên tất cả bộ phận của cây này đều chứa tinh dầu và một ít chất ancaloit gọi là acrolein. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu này là nhóm aldehyd và dẫn xuất ceton như methyl-n-nonyl, l-decanal, ceton,… Và 3-oxododecanal có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn giống như kháng sinh. Ngoài ra, theo nghiên cứu diếp cá còn chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe con người như beta sitosterol và các flavonoid như: rutin, quercetin, isoquercitrin,…
3. Những lợi ích của lá diếp cá đối với sức khỏe
Có thể bạn đã từng nghe nói về diếp cá có tác giúp mát gan, giải nhiệt, trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, đó chưa phải tất cả lợi ích của loại thảo dược này. Thực tế, rau diếp cá có nhiều tác dụng hơn bạn nghĩ.
3.1. Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Theo y học cổ truyền, diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính hàn, có tác dụng tán ứ và tán khí. Do đó, loại rau này thường được nhiều người dùng để chữa bệnh trĩ. Ngoài ra, y học hiện đại nghiên cứu thấy diếp cá có chứa một số thành phần tốt cho bệnh này như quercetin, decanonyl acetaldehyde, chất xơ.
3.2. Giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả
Bên cạnh khả năng chữa bệnh trĩ, uống nước rau diếp cá còn có tác dụng giảm mỡ thừa rất hiệu quả. Bởi theo nhiều nghiên cứu, trong loại lá này có chứa thành phần chống béo phì. Do đó, sử dụng diếp cá sẽ giúp giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Về lâu dài, cách này sẽ kiểm soát cân nặng của bạn ở mức ổn định.
3.3. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Trong rau diếp cá có chứa ethanol. Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc uống nước lá này có thể làm giảm đáng kể hàm lượng glucozo trong máu lúc đói. Thêm vào đó, diếp cá còn chứa thành phần chống tiểu đường và có khả năng giúp ổn định đường huyết. Chính vì vậy, loại rau này được xem là một liều thuốc tiềm năng với những người mắc bệnh này.
3.4. Giúp lợi tiểu và chữa tiểu rắt, buốt
Theo kinh nghiệm dân gian, lá diếp cá có tác dụng tiêu u tán nhiệt, lợi tiểu, rất hữu ích cho những người bị tiểu rắt và tiểu buốt. Ngoài ra, trong rau này có chứa các chất hữu cơ và vô cơ giúp làm lành vết loét. Để cải thiện tình trạng trên, bạn hãy bổ sung diếp cá vào bữa ăn hoặc uống sinh tố thường xuyên.
3.5. Điều trị bệnh sỏi thận
Đây là một trong những căn bệnh gây đau đớn cho người bệnh, cần sớm tìm biện pháp khắc phục khi phát hiện ra. Bạn có thể sử dụng bài thuốc từ lá diếp hàng ngày để sỏi tự tan, mà không cần phải phẫu thuật. Bởi trong loại lá này chứa chất decanoyl-acetaldehyd có tác dụng kháng khuẩn và chất quercetin giúp lợi tiểu, rất tốt cho bệnh nhân sỏi thận.
3.6. Tăng cường hệ miễn dịch
Một số nghiên cứu cho rằng, ăn nhiều diếp cá có thể tăng cường hệ miễn dịch bởi chúng kích thích sản sinh ra tế bào bạch huyết. Đây là một tế bào quan trọng, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, diếp cá là một trong những loại rau có chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe nên được sử dụng để cải thiện sức đề kháng.
3.7. Điều trị viêm phế quản mãn tính
Ứng dụng của diếp cá để điều trị viêm phế quản trong y học cổ truyền mang lại hiệu quả lâu dài. Thêm vào đó, loại rau này có thể hỗ trợ chữa trị các triệu chứng phổi bất thường, tình trạng bất ổn ở đường hô hấp. Đây là phương pháp điều trị ít tốn kém, lành tính và giúp kiểm soát tốt được căn bệnh.
3.8. Giúp trị mụn và làm đẹp ở phụ nữ
Diếp cá chứa hai thành phần có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể rất tốt là quercetin và isoquercitrin. Thêm vào đó, hợp chất flavonoid được tìm thấy trong loại lá này có thể thúc đẩy chữa lành vết thương sau mụn. Đặc biệt, tinh dầu và hàm lượng vitamin A của diếp cá giúp kháng viêm, diệt khuẩn mạnh nên hỗ trợ giảm sưng mụn hiệu quả.
3.9. Chữa các bệnh nhiễm trùng
Nhờ giàu hàm lượng chất chống oxy hóa, thành phần diệt khuẩn nên diếp cá có tác dụng chữa bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra còn giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho các tế bào của cơ thể. Những hợp chất chống oxy hóa bên trong diếp cá có thể ngăn chặn tác hại của gốc tự do và chống viêm hiệu quả.
4. Những bài thuốc trị bệnh của lá diếp cá
Theo những thông tin mà chúng tôi cung cấp bên trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ được lợi ích của loại lá này. Sau đây là các bài thuốc trị bệnh sử dụng diếp cá mà các bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc giúp trẻ em hạ sốt: Dùng 20g diếp cá đem rửa sạch, giã nát rồi lọc bỏ bã lấy nước cốt, cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày đến khi hết sốt
- Chữa chứng mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh: Dùng 12g lá diếp cá đem rửa sạch, tráng qua nước sôi để nguội, để ráo nước và giã nát, ép vào hai miếng gạc rồi đắp lên mắt khi đi ngủ, áp dụng trong 3 ngày
- Bài thuốc điều trị táo bón: Dùng 10g diếp cá đã sao khô, đem hãm với nước sôi, sau 10 phút có thể uống, sử dụng hàng ngày
- Chữa vú sưng do tắc sữa: Dùng 25g diếp cá sấy khô và 10 quả táo đỏ, đem sắc với 3 bát nước, đến khi còn một bát nước thì tắt bếp, uống trong ngày, áp dụng 3 – 5 ngày
5. Ăn lá diếp cá nhiều có tốt không?
Loại cây này có nhiều lợi ích cho sức khỏe và thường được sử dụng làm rau ăn cùng với các loại rau thơm khác. Diếp cá lành tính, ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng và thắc mắc rằng ăn nhiều có tốt không? Rau diếp cá có tính hàn, người sử dụng chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải, không nên quá lạm dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
6. Những tác hại có thể xảy ra khi ăn lá diếp cá
Loại rau này đã được chứng minh là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, diếp cá không hẳn tốt hoàn toàn trong một số trường hợp cụ thể. Sau đây là một số tác hại có thể xảy ra khi ăn loại lá này sai cách:
- Do có đặc tính hàn mát và hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu nên ăn quá nhiều sẽ tác động tiêu cực tới chức năng của thận
- Tiếp nạp hàm lượng lớn các hoạt chất từ diếp cá sẽ làm hạ huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt
- Những người có thể trạng hàn, tay chân lạnh, lạnh bụng không nên sử dụng vì dễ gây tiêu chảy
7. Có thể trồng lá diếp cá ở nhà được không?
Nếu yêu thích làm vườn thì bạn hoàn toàn trồng được cây diếp cá tại nhà để cung cấp rau sạch cho gia đình mình. Đây là một loại cây rất dễ chăm sóc, phát triển cực kỳ tốt vào mùa mưa. Diếp cá cũng thuộc loại rau trồng một lần và ăn quanh năm. Khi trồng tại vườn nhà, chúng sẽ phát triển nhanh chóng và ra vô số nhánh mới, cung cấp rau cho gia đình bạn sử dụng thoải mái.
8. Cách lựa chọn lá diếp cá chất lượng tốt nhất
Khi chọn mua loại rau này, bạn nên chọn lá còn tươi non, kích thước nhỏ, bấm vào thân thấy giòn và còn nhựa chảy ra. Những chiếc lá diếp cá đã thu hái lâu thường bị héo úa, mùi hương giảm và gần như mất hết vitamin cũng như chất dinh dưỡng. Mùi thơm của loại lá này rất đặc trưng, nên nếu bạn ngửi thấy mùi lạ thì có thể do còn tồn đọng của thuốc trừ sâu. Giá bán diếp cá trên thị trường dao động khoảng 30.000 – 50.000 VNĐ/kg lá tươi, và 130.000 – 150.000 VNĐ/kg lá khô.
Những thông tin mà chúng tôi cung cấp về lá diếp cá trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo. Bạn đọc cần hỏi ý kiến các chuyên gia y khoa trước khi muốn sử dụng loại thảo dược này lâu dài. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của Tuổi trẻ và Sắc đẹp!