Tổng hợp tất tần tật thông tin cần biết về lá cần sa mà bạn không thể bỏ qua

Nguyễn Mai 223

Hầu hết khi nhắc đến lá cần sa, người ta sẽ nghĩ ngay đến một loại ma túy hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên, có rất nhiều điều bí mật về loài cây này mà ít người biết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn đọc nắm được.

1. Cần sa là gì?

Đây là một loại ma túy, lấy từ cây dầu gai có tên khoa học là Cannabis Sativa. Cần sa còn được gọi là cỏ, bồ đà, tài mà,… Có màu xám, nâu hoặc xanh lá cây. Loại ma túy này nhìn giống như thảo cỏ, lá chè khô hoặc ở dạng hạt, cành nhỏ. Cần sa thường được sử dụng dưới dạng hút bằng điếu, vape, hít, ăn hoặc uống nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân và giải trí. Một số người còn trộn lẫn cùng thuốc lá để hút.

Cần sa một loại ma túy, lấy từ cây dầu gai có tên khoa học là Cannabis Sativa
Cần sa một loại ma túy, lấy từ cây dầu gai có tên khoa học là Cannabis Sativa

2. Các thành phần chính của cây cần sa

Loại cây này chứa 120 thành phần, có tên gọi là cannabinoids. Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về tác dụng của mỗi loại chất này. Tuy nhiên, trong cây cần sa có hai thành phần chính là CBD (cannabidiol) và THC (tetrahydrocannabinol). 

  • CBD: Là một cannabinoid thần kinh, nhưng không gây say và hưng phấn, thường được dùng để giảm đau, viêm, buồn nôn, đau nửa đầu,…
  • THC: Hợp chất chính tác động thần kinh, gây cảm giác hưng phấn, sảng khoái, chứa sẵn trong thuốc tẩy, cồn thuốc, viên nang,…
Các thành phần chính của cây cần sa
Các thành phần chính của cây cần sa

3. Những chất gây nghiện có trong cần sa

Chất hóa học gây nghiện chính trong cần sa là THC. Ngoài ra, còn có thành phần quan trọng nhưng biểu hiện ít hơn THC là CBD – cannabidiol, vẫn có tác dụng nhất định trên cơ thể con người và y tế. Hai hoạt chất này đều được tìm thấy từ các bộ phận ra hoa và lá cần sa. Do kích thích phần não bộ phản ứng với khoái cảm, dẫn đến giải phóng dopamine, mang lại cho người dùng cảm giác hưng phấn và thư thái.

Chất hóa học gây nghiện chính trong cần sa là THC
Chất hóa học gây nghiện chính trong cần sa là THC

4. Những tác động của cần sa đối với cơ thể

Loại ma túy này có khả năng làm thay đổi nhận thức và tâm trí người dùng. Thậm chí, nếu bạn sử dụng trong một thời gian dài, sẽ dẫn đến những tác động nguy hiểm đến cơ thể, tính mạng con người, cụ thể:

4.1. Ảnh hưởng não bộ

Khi hút cần sa, hoạt chất THC sẽ nhanh chóng di chuyển từ phổi vào máu, đưa hóa chất đến não và toàn bộ cơ quan khác trên cơ thể. Loại ma túy này kích hoạt quá đà các phần của bộ não, dẫn đến hiện tượng “phê” ở người dùng như: thay đổi nhận thức về thời gian, suy giảm trí nhớ, ảo giác,… Khi sử dụng lâu sẽ ảnh hưởng đến phát triển não bộ, suy giảm trí nhớ, suy nghĩ.

Cần sa kích hoạt quá đà các phần của bộ não
Cần sa kích hoạt quá đà các phần của bộ não

4.2. Tác động đến sức khỏe thể chất

Những người sử dụng lá cần sa thường xuyên có thể gặp các vấn đề về hô hấp tương tự như khi hút thuốc lá: ho, khạc đờm hàng ngày, nhiễm trùng phổi,… Thêm vào đó, loại ma túy này làm tăng nhịp tim, dẫn đến nguy cơ đau tim, sử dụng khi đang mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, sử dụng lâu ngày có thể khiến người dùng buồn nôn, nôn dữ dội, mất nước.

4.3. Ảnh hưởng sức khỏe tâm thần

Sử dụng lá cần sa lâu dài có thể mắc các bệnh liên quan đến tâm thần như ảo tưởng và hoang tưởng tạm thời. Mắc các triệu chứng nặng hơn ở người bệnh tâm thần phân liệt như: ảo giác, rối loạn suy nghĩ. Đặc biệt, dùng loại ma túy này cũng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác ở thanh thiếu niên như lo âu, trầm cảm, suy nghĩ tự tử.

Sử dụng lá cần sa lâu dài có thể mắc các bệnh liên quan đến tâm thần
Sử dụng lá cần sa lâu dài có thể mắc các bệnh liên quan đến tâm thần

5. Những lợi ích của cần sa áp dụng trong lĩnh vực y tế

Tuy là một chất gây nghiện bị cấm do gây ra tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng nếu sử dụng cần sa với liều lượng thấp dưới sự kiểm soát của y tế, bạn sẽ thu được một số lợi ích bất ngờ dưới đây:

  • Tác dụng giảm cân: Cần sa chứa một số chất có thể kiểm soát insulin và giúp quản lý hàm lượng calo hiệu quả, từ đó giúp bạn giảm cân
  • Tác động tích cực đến trí nhớ: Sử dụng hàm lượng trong mức cho phép của y tế có thể chống lại bệnh Alzheimer, giảm viêm, cải thiện trí nhớ
  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Cannabidiol trong lá cần sa có thể ngăn chặn ung thư, nếu sử dụng có kiểm soát sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư
  • Giúp giảm đau, buồn nôn, lo lắng: Một số chất trong lá cần sa giúp giảm cảm giác lo âu, hồi hộp nếu dùng đúng cách
  • Điều trị chứng bệnh tăng nhãn áp: Sử dụng cần sa có thể làm giảm áp lực nội nhãn, ngăn ngừa mù lòa
  • Chống lão hóa và giảm nếp nhăn: Cần sa sản sinh ra dầu, có tác dụng chống viêm, giảm sự tác động của lão hóa, giữ ẩm cho da
  • Điều trị viêm khớp: Loại thuốc chứa cannabinoid có trong lá cần sa được sử dụng trong y tế giúp giảm đau, cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân viêm khớp
Những lợi ích của cần sa áp dụng trong lĩnh vực y tế
Những lợi ích của cần sa áp dụng trong lĩnh vực y tế

6. Những câu hỏi về cây cần sa

Qua những thông tin bên trên, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ tác hại cũng như lợi ích của loại cây này. Tuy nhiên, vẫn có không ít câu hỏi xung quanh cây cần sa được rất nhiều người quan tâm dưới đây:

6.1. Cây cần sa gồm có mấy loại?

Cần sa gồm 3 dạng chính: Marijuana, dầu hashish và hash

  • Marijuana: Gồm lá cần sa và hoa khô của cây (Cannabis), có thành phần mạnh nhất nằm ở đầu hoa, màu sắc chuyển từ xám xanh đến xanh nâu, mịn như cỏ khô
  • Hash hay hashish: Là nhựa của cần sa, màu sắc chuyển từ nâu nhạt đến đen, có tác dụng mạnh hơn marijuana
  • Dầu hashish: Chất dầu đặc được chế biến từ nhựa cần sa, màu sắc nâu vàng đến đen, là sản phẩm cần sa mạnh nhất trong 3 loại

6.2. Những biểu hiện của người hút cần sa

Những biểu hiện của người hút cần sa
Những biểu hiện của người hút cần sa

Loại ma túy này không chỉ làm giảm khả năng tập trung, mất trí nhớ, mà còn làm thay đổi ADN, gây ung thư tinh hoàn cùng nhiều bệnh khác. Sau đây là những biểu hiện của người hút cần sa:

  • Vui vẻ, thoải mái
  • Tăng nhịp tim, mắt đỏ dần lên
  • Mất tập trung và xu hướng nói, cười nhiều hơn
  • Tập trung vào một việc và quên hết chuyện khác
  • Cảm xúc bùng phát, ảo giác, lo âu, xa rời thực tế
  • Không muốn ăn, khó ngủ
  • Đau bụng, khó chịu
  • Ra mồ hôi trộm, run rẩy tay chân

6.3. Mùi cần sa như thế nào?

Bạn có thể phát hiện ai đó hút lá cần sa bằng cách phát hiện mùi hương của cỏ thông hơi khô mà loại ma túy này để lại. Tuy nhiên, việc xác định chính xác có thể hơi khó khăn bởi có nhiều chủng cần sa khác nhau. Lúc thu hoạch loại cây này sẽ tỏa ra mùi “chồn hôi”, mùi thông, và càng nồng hơn khi cây lớn hơn. Khi sử dụng, mùi hương tự nhiên của chất gây nghiện này là mùi đất, thảo mộc, thân gỗ, đôi khi mang theo hương táo, chanh, mận hoặc dầu diesel. 

7. Hút cần sa có gây nghiện không?

Hút cần sa có gây nghiện không?
Hút cần sa có gây nghiện không?

Câu trả lời là có, và thông thường rất khó để cai nghiện. Trong y khoa, loại cây này có một số lợi ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng vì cần sa có nhiều tác hại hơn lợi và gây nghiện. Khi hút, thành phần kích thích não bộ là THC sẽ xâm nhập vào máu nhanh chóng, làm bạn bắt đầu khoái cảm chỉ sau vài giây. Mức THC đạt cực đại trong khoảng 30 phút và phải mất từ 1 đến 3 giờ mới hết tác dụng. 

Tác hại của lá cần sa đối với sức khỏe là rất nhiều, nên đây cũng là một chất được nhà nước cấm sử dụng. Do đó, bạn không nên vì những kích thích khoái cảm trong phút chốc mà đánh đổi hạnh phúc và tương lai của mình nhé!

Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất