Lá cẩm là lá gì? Thành phần dinh dưỡng, tác dụng và các món ăn ngon từ loại lá này

Nguyễn Mai 311

Lá cẩm được sử dụng khá nhiều trong việc chế biến các món ăn, hỗ trợ đắc lực cho các bà nội trợ trong quá trình nấu nướng. Tuy nhiên, có nhiều người chưa biết loại là này là lá gì, công dụng thế nào? Bạn hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Lá cẩm là lá gì?

Loại lá này còn được gọi là lá nếp cẩm. Đây là một loại cây thân thảo, tên khoa học là Peristrophe Bivalvis và được trồng chủ yếu ở vùng Đông Nam Á. Cây lá cẩm mọc nhiều ở những nơi có độ ẩm cao, phát triển mạnh mẽ vào mùa hè, ra hoa vào mùa thu. Loại cây này có chiều cao trung bình khoảng 50 đến 100cm. Lá dài 2 đến 7cm, đuôi thuôn nhọn, hoa có màu đỏ tươi hoặc đỏ tím. Ở nước ta, cây này được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Nam.

Cây lá cẩm mọc nhiều ở những nơi có độ ẩm cao, phát triển mạnh mẽ vào mùa hè, ra hoa vào mùa thu
Cây lá cẩm mọc nhiều ở những nơi có độ ẩm cao, phát triển mạnh mẽ vào mùa hè, ra hoa vào mùa thu

2. Lá cẩm gồm những loại nào?

Loại cây này sống lâu năm, rất dễ chăm sóc và được dùng khá phổ biến để nấu ăn, đặc biệt là các món bánh. Muốn sử dụng, bạn cần biết lá này gồm 3 loại với các đặc điểm khác nhau dưới đây:

  • Cây lá cẩm tím: Có tên gọi khác là chằm lai, lá có hình trứng rộng, màu xanh nhạt, mỏng và ít lông, dịch tiết ra của lá này có màu tím vô cùng bắt mắt
  • Cây lá cẩm đỏ: Được gọi với tên khác là chằm thủ, lá hình bầu dục, màu xanh đậm, nhiều lông, mặt trên lá không có bợt dịch trắng, dịch tiết ra có màu đỏ
  • Cây lá cẩm vàng: Có tên gọi khác là chằm hiên hay cẩm dại, lá hình trứng, gốc lá thon và có đầu nhọn, hai mặt đều có lông, khi vò lá sẽ thấy tiết ra dịch màu vàng
Lá cẩm gồm 3 loại: cẩm tím, cẩm đỏ, cẩm vàng
Lá cẩm gồm 3 loại: cẩm tím, cẩm đỏ, cẩm vàng

3. Thành phần dinh dưỡng có trong lá cẩm

Người ta thường sử dụng loại lá này để tạo màu cho các món ăn ngon và bắt mắt hoặc làm dược liệu. Thời điểm thu hoạch lá cây này thích hợp là vào mùa xuân, hè, thu, trừ những tháng mùa đông bởi lúc này cây đã rụng hết lá. Trong thành phần của lá nếp cẩm có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: vitamin, chất xơ dồi dào, các hợp chất pyrano peonidin và pelargonidin.

4. Lá cẩm có những tác dụng gì?

Là một loài cây mọc hoang nhiều phổ biến ở các tỉnh miền núi, cây này thường được sử dụng khá phổ biến. Bởi chúng mang lại khá nhiều công dụng trong cuộc sống, có thể kể đến:

Lá cẩm có nhiều tác dụng trong đời sống
Lá nếp cẩm có nhiều tác dụng trong đời sống

4.1. Làm chất tạo màu cho món ăn bắt mắt hơn

Việc sử dụng lá này để tạo màu cho một số món ăn được người dân miền Nam rất ưa chuộng. Trong số đó có thể kể đến món xôi cẩm, xôi ngũ sắc, thạch rau câu, bánh tét, mứt dừa bột lá nếp cẩm,… Vô cùng hấp dẫn và ngon miệng. Loại lá này không những bổ ích, tạo sự bắt mắt cho món ăn mà còn là chất tạo màu an toàn, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.

4.2. Sử dụng để làm đẹp

Những người bị mụn trứng cá cho biết việc họ sử dụng loại lá này để cải thiện tình trạng bệnh, mang lại hiệu quả không ngờ. Dùng nước lá nếp cẩm ấm rửa mặt giúp cho người dùng nhanh chóng có làn da mịn màng. Đồng thời, sử dụng đều đặn sẽ thấy tình trạng mụn được giảm thiểu đáng kể. 

4.3. Điều chế các bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh

Theo nghiên cứu, lá này có vị đắng, tính bình nên có tác dụng tốt trong việc chữa thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc. Thêm vào đó, các bệnh liên quan đến viêm phế quản cấp tính, bong gân, lao phổi, nôn, ho ra máu, ổ tụ máu,… Đều có thể áp dụng các bài thuốc từ lá nếp cẩm để hỗ trợ điều trị. Ngoài ra, người dân một số tỉnh ở Trung Quốc, còn dùng lá cây này để chữa mụn nhọt, viêm họng, thấp khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu, kinh phong ở trẻ em.

5. Chia sẻ những bài thuốc dùng để chữa bệnh từ lá cẩm

Bài thuốc dùng để chữa bệnh từ lá cẩm
Bài thuốc dùng để chữa bệnh từ lá cẩm

Các bạn có thể dùng loại lá này để chữa bệnh bằng nhiều cách và đều mang lại hiệu quả với từng loại bệnh khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng với liều cao mà không lo ngộ độc bởi đây là loại cây lành tính.

  • Điều trị viêm phế quản: Lấy khoảng 40g cành và lá cây này, cát cánh, mạch môn, tang bạch bì mỗi loại 20g, rồi đem sắc với 700ml nước, uống trong 7 – 10 ngày
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống: Luộc trứng gà lòng đào, ăn với lá nếp cẩm trước bữa ăn khoảng 1 tiếng, ngày ăn 3 lần, áp dụng trong khoảng một tháng

6. Các món ăn được làm từ lá cẩm

Những món ăn sử dụng nguyên liệu này rất được mọi người ưa chuộng. Bởi không chỉ có màu sắc đẹp mắt, mà còn thơm ngon và hấp dẫn. Bạn có thể làm những món ăn từ lá nếp cẩm đơn giản ngay tại nhà dưới đây:

6.1. Xôi lá nếp cẩm

Xôi lá nếp cẩm
Xôi lá nếp cẩm

Đây là một trong những món ăn hàng đầu kết hợp với lá nếp cẩm có thể chế biến ngay tại nhà. Được rất nhiều người yêu thích và áp dụng, đặc biệt là người dân miền Nam. Món xôi này có hương thơm của lá dứa, màu tím bắt mắt từ lá nếp cẩm và vị ngọt thanh, béo ngậy khi ăn cùng với muối vừng. Bạn có thể ăn sáng hoặc ăn vặt đều được.

6.2. Bánh tét lá cẩm

Bánh tét lá nếp cẩm
Bánh tét lá nếp cẩm

Món ăn này là một trong những đặc sản không thể bỏ qua khi bạn đến thăm Cần Thơ. Bánh tét kết hợp với lá này có hương vị vô cùng độc đáo và thơm ngon. Vị dẻo của nếp và trứng muối đậm đà cùng vị bùi của đậu xanh mang đến một món ăn hấp dẫn khó cưỡng. Chắc chắn sẽ làm bạn yêu thích ngay lần đầu nếm thử đấy!

6.3. Bánh da lợn lá nếp cẩm khoai môn

Một món ăn vặt đơn giản, dễ làm ngay tại nhà không thể bỏ qua chính là bánh da lợn lá nếp cẩm khoai môn. Sau khi hoàn thành, bánh sẽ có màu sắc vô cùng bắt mắt. Sự đan xen giữa màu trắng của khoai môn với màu tím của lá này. Kết hợp cùng vị ngọt béo, dai dai, khi bạn ăn vào sẽ vô cùng ngon miệng.

6.4. Bánh chuối lá nếp cẩm

Bánh chuối lá nếp cẩm
Bánh chuối lá nếp cẩm

Đây cũng là một gợi ý hay trong số những món ăn ngon được chế biến từ nguyên liệu này. Bánh chuối lá nếp cẩm có lớp vỏ màu tím đẹp mắt bao bọc bên ngoài, bên trong là nhân chuối ngọt thanh. Khi ăn cùng nước cốt dừa béo ngậy, chắc chắn sẽ thêm đậm đà và hợp vị hơn bao giờ hết.

Advertisement

6.5. Gà bó xôi nếp cẩm

Gà bó xôi nếp cẩm
Gà bó xôi nếp cẩm

Chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản, cùng với một chút khéo léo, bạn đã có thể chế biến món gà bó xôi nếp cẩm thơm ngon và độc đáo để chiêu đãi gia đình. Món ăn là sự kết hợp giữa màu sắc đặc trưng của loại lá này và hương vị béo ngậy của thịt gà, hạt sen,… Cho ra một món gà vô cùng bổ dưỡng.

7. Cách lấy màu từ lá cẩm

Được sử dụng nhiều như một chất tạo màu để chế biến các món ăn bắt mắt và hấp dẫn, nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách lấy màu từ lá này thế nào? Dưới đây là các bước hướng dẫn bạn đọc:

  • Rửa sạch lá, cho vào nồi nước và đun sôi với lửa nhỏ, nếu muốn màu đậm hơn thì bạn nên om thêm khoảng 15 phút rồi tắt bếp
  • Vớt bỏ lá, rồi lọc phần nước qua rây để thu được nước nguyên chất
Cách lấy màu từ lá cẩm
Cách lấy màu từ lá cẩm

8. Những lưu ý khi sử dụng lá cẩm

Loại lá này được đánh giá là một trong những thảo dược có tác dụng chữa bệnh và khá lành tính. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì bạn cũng cần nắm được một số lưu ý dưới đây để đảm bảo sức khỏe:

  • Tìm hiểu sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và an toàn trước khi đặt mua lá này tại cửa hàng hoặc qua mạng
  • Trước khi dùng lá này chữa bệnh, bạn cần xác thực tính hiệu quả của các bài thuốc từ lá nếp cẩm
  • Tham khảo ý kiến của các bác sĩ nếu muốn áp dụng lá này chữa bệnh, tránh trường hợp bài thuốc vô hiệu, hoặc khiến tình trạng bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu

Hy vọng những thông tin trên, đã giúp các bạn có thêm những kiến thức về lá cẩm. Chúc độc giả thực hiện được các món ăn hấp dẫn từ loại lá này, và nhớ theo dõi chúng tôi thường xuyên để đón đọc thêm nhiều bài viết hay nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất