Công dụng tuyệt vời của lá bàng đối với sức khỏe con người không phải ai cũng biết

Nguyễn Mai 569

Không chỉ là loài cây được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ để lấy bóng mát. Lá bàng còn được xem là một loại thảo dược có công dụng chữa nhiều bệnh mà rất ít người biết. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sau đây sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về dược liệu quen thuộc này.

1. Tổng quan về cây bàng

Đây là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, họ Trâm Bầu, được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, có thể cao tới 25 đến 35m. Cây bàng còn có cái tên khác là cây bóng mát, cây trường học. Bởi tán cây mọc đối xứng, rậm và xòe to như cái lọng nên được trồng nhiều ở trường học, vỉa hè để lấy bóng mát. 

Cây bàng có nhiều loại và được gọi bằng các cái tên khác nhau: Bàng Đài Loan, Bàng Singapore,… Trồng ở các vị trí thích hợp với đặc điểm của mỗi loại cây. Cây bàng thông thường hay cây bàng ta, được trồng ở khắp nơi với tán lá rộng để che mát. Hoa nở vào mùa hè, mọc thành cụm dài 15 đến 20cm. Quả hạch có hình bầu dục, nhẵn dẹt, khi ăn có vị chua. Lá bàng rất to, hình thìa, có chiều dài khoảng 20 – 30cm và rộng 10 – 15cm. Phần chóp của lá tròn, gốc thon và cụt, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhung.

Cây bàng được trồng ở khắp nơi với tán lá rộng để che mát
Cây bàng được trồng ở khắp nơi với tán lá rộng để che mát

2. Thành phần dinh dưỡng có trong lá bàng

Loại cây này còn được xem là một vị thuốc được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Bởi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong lá cây bàng chữa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe: saponin, flavonoid (kaempferol, quercetin), axit galie, axit elagic, brevifolin carboxylic axit, phytosterol, corilagin. Các tanin như punicalin, tercatin, punicalagin,… Những hoạt chất này đều có tác dụng kháng viêm, giảm đau, và điều trị nhiều bệnh lý.

3. Những tác dụng thần kỳ của lá bàng bạn chưa từng biết

Cây bàng quá thân thuộc với người dân nước ta, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Không chỉ để làm cảnh, che bóng mát, trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc chữa bệnh về loại cây này. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của lá bàng.

3.1. Làm trà thảo mộc, giúp ngủ ngon, an thần

Trong lá bàng chứa các hàm lượng flavonoid, saponin, phytosterol và tanin, đóng vai trò thiết yếu trong việc điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ. Thêm vào đó, khi sử dụng trà từ loại lá này còn chống lại chứng rối loạn giấc ngủ và có tác dụng an thần. Đồng thời, giúp bạn ngủ ngon, làm dịu tâm trí. 

Sử dụng trà từ lá bàng còn chống lại chứng rối loạn giấc ngủ
Sử dụng trà từ lá bàng còn chống lại chứng rối loạn giấc ngủ

3.2. Chữa trị các bệnh ngoài da, viêm da cơ địa

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng kháng khuẩn và nấm của lá cây bàng. Trong dân gian, thường dùng lá tươi đắp ngoài da hoặc đun nước ngâm tắm để chữa trị các bệnh ngoài da. Đặc biệt, loại lá này rất hiệu quả trong việc điều trị viêm da cơ địa. Khi da bị ngứa, mẩn đỏ, sưng đau do nhiều tác nhân, bạn hãy sử dụng lá cây bàng để làm lành da nhé.

Lá cây bàng giúp chữa trị các bệnh ngoài da, viêm da cơ địa
Lá cây bàng giúp chữa trị các bệnh ngoài da, viêm da cơ địa

3.3. Chữa bệnh trĩ

Trong thành phần của lá cây bàng có nhiều hợp chất góp phần làm co búi trĩ lại. Ngoài ra, còn có khả năng cầm máu, chống lại sự phát triển và giúp đẩy lùi các vi khuẩn gây hại. Do đó, phương pháp chữa trĩ bằng lá này là một trong những bài thuốc dân gian đơn giản, tiết kiệm chi phí và hiệu quả, được nhiều người áp dụng.

Phương pháp chữa trĩ bằng lá bàng là một trong những bài thuốc dân gian đơn giản
Phương pháp chữa trĩ bằng lá bàng là một trong những bài thuốc dân gian đơn giản

3.4. Chống nguy cơ bị ung thư

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thấy tiềm năng chống ung thư của lá bàng non. Bởi trong loại lá này có chứa nhiều hàm lượng flavonoids, saponin, chloroform,… Đây là những thành phần có tác dụng chống oxy hóa mạnh, khả năng quét các gốc tự do. Từ đó, giúp tái sửa chữa và bảo vệ tế bào, ngăn ngừa ung thư.

3.5. Chữa viêm loét dạ dày

Giống như nghệ vàng, trong lá non của cây bàng có chứa hàm lượng khá lớn flavonoid. Hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm hiệu quả, đồng thời còn giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Do đó, lá cây bàng non còn được dùng để điều trị nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau thượng vị, làm giảm triệu chứng viêm loét dạ dày,…

Lá cây bàng non được dùng để điều trị nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Lá cây bàng non được dùng để điều trị nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

4. Chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh đơn giản

Vì trong lá cây này chứa nhiều dược tính, mang đến tác dụng cho sức khỏe con người, nên được sử dụng để chữa các bệnh lý khác nhau. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc từ lá bàng sau đây.

  • Chữa cảm sốt: Lấy búp bàng non, cúc tần, hương nhu mỗi loại 10g rồi đem sắc thành thuốc, uống khi còn nóng
  • Điều trị viêm da cơ địa: Đem một nắm lá bàng non rửa sạch, giã cùng một ít muối hạt, lọc lấy nước cốt rồi thoa lên vùng da bị bệnh, đợi 15 phút rồi rửa sạch lại
  • Chữa viêm họng: Lấy 7 lá bàng non giã nát cùng một ít muối hạt, cho thêm 250ml nước vào và khuấy đều, lọc lấy phần nước cốt, dùng súc miệng 4 tiếng một lần
  • Chữa bệnh trĩ: Lá cây bàng rửa sạch, thái nhỏ, đun sôi lấy nước để ngâm rửa hậu môn, khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày
  • Điều trị đau dạ dày: Dùng một nắm lá cây bàng non đun sôi cùng 2 lít nước, sau đó loại bỏ bã và uống thay nước lọc hàng ngày
Những bài thuốc chữa bệnh từ lá bàng
Những bài thuốc chữa bệnh từ lá bàng

5. Nên sử dụng lá bàng tươi hay khô?

Khi sử dụng loại lá này để làm bài thuốc, bạn nên dùng lá tươi còn nhiều nhựa hoặc lá non. Bởi trong lá bàng tươi chứa rất nhiều chất tự nhiên có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Không nên sử dụng lá khô, lá quá già, vì hai loại này còn rất ít hoặc không còn nhựa, sẽ không đảm bảo đủ dược tính để trị bệnh.

Nên dùng lá bàng tươi còn nhiều nhựa hoặc lá non
Nên dùng lá bàng tươi còn nhiều nhựa hoặc lá non

6. Những câu hỏi về lá bàng nhiều người quan tâm

Mặc dù, loại lá này được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt ra các câu hỏi xoay quanh lá bàng. 

6.1. Nước lá bàng có tác dụng gì?

Như thông tin bên trên, trong lá này có chứa nhiều thành phần giúp diệt khuẩn, kháng viêm. Do đó, lá cây bàng cho hiệu quả cao trong việc trị sâu răng, chữa mụn, viêm da cơ địa,… Đặc biệt, nước lá bàng còn có rất nhiều tác dụng:

  • Chữa bệnh dạ dày
  • Điều trị các bệnh phụ khoa nhẹ như: khí hư ra nhiều, viêm âm đạo,…
  • Chữa mụn nhọt, vết thương mưng mủ
  • Chữa bệnh chàm má ở trẻ nhỏ

6.2. Cá có ăn được lá bàng không?

Câu trả lời là có, hơn hết đây còn được coi là thần dược trong việc nuôi cá cảnh. Bởi lá bàng khô giúp bồi bổ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho cá. Thêm vào đó, nếu cho lá này vào bể cá, sẽ tạo môi trường sống phù hợp. Đồng thời, còn chống lại một số ký sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh trong bể cá và ngăn chặn sự hình thành nấm trong trứng cá.

Cho lá bàng vào bể cá, sẽ tạo môi trường sống phù hợp cho cá
Cho lá bàng vào bể cá, sẽ tạo môi trường sống phù hợp cho cá

6.3. Lá bàng có tác hại gì không?

Đây là một dược liệu có công dụng chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bài thuốc từ lá cây bàng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác hại không mong muốn. Khi thu hái cũng nên tránh những lá sâu, bệnh, để không xuất hiện tình trạng kích ứng thêm cho da. Nếu trong quá trình điều trị, mà thấy da bị dị ứng hay có phản ứng bất thường thì phải dừng ngay. 

7. Mua lá bàng ở đâu uy tín?

Mua lá bàng ở đâu uy tín?
Mua lá bàng ở đâu uy tín?

Với những công dụng tuyệt vời kể trên, loại dược liệu này được rất nhiều người tìm mua. Vì là loại lá phổ biến và thân thuộc với người dân, nên không hiếm để thấy cây bàng trên khắp đường phố ở nước ta. Tuy nhiên, để mua lá bàng tươi, non nhiều nhựa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tại địa chỉ uy tín thì không phải ai cũng biết. Bạn có thể ghé các cửa hàng bán thảo dược, thuốc nam, nhà thuốc y học cổ truyền mua loại lá non này với giá 80.000 đồng/kg.

Hy vọng, với những chia sẻ về lá bàng mà chúng tôi cung cấp qua bài viết này, các bạn đã biết được các công dụng tuyệt vời của loại lá thân thuộc này. Độc giả đừng quên ghé thăm Tuổi trẻ và Sắc đẹp thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất