Lá atiso: Cách sử dụng, tác dụng và những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời

Nguyễn Mai 133

Atiso được coi là “thần dược” được nhiều người ưa chuộng vì không những thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe và cho bạn làn da khỏe đẹp nếu sử dụng hàng ngày. Độc giả hãy đọc bài viết của Tuổi trẻ và Sắc đẹp để hiểu được về công dụng, cách sử dụng lá atiso nhé!

1. Giới thiệu về cây Atiso

Đây là một loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, thuộc họ cúc, có tên khoa học là Cynara scolymus L. Cây Atiso xuất hiện tại Việt Nam khi người Pháp đem loại cây này về nước ta, thường được trồng ở những vùng có khí hậu mát lạnh như: Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt. 

Loại cây này cao khoảng 1 đến 2m, trên thân và lá có lông trắng. Lá Atiso to, mọc cách nhau, so le như bông cúc, phiến khía sâu và có gai. Cụm hoa hình đầu, có màu đỏ tím, hoặc tím nhạt. Lá bắc ngoài của cụm hoa Atiso dày và nhọn, phần gốc nạc của bộ phận này và đế hoa ăn được. Cây Atiso có nhiều công dụng như ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa, giải rượu, làm đẹp da,…

Atiso là một loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải
Atiso là một loại cây thân thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải

2. Những tác dụng của lá Atiso

Ngoài dùng lá bắc, đế hoa để ăn, Atiso còn được sử dụng nhiều để chữa bệnh và làm đẹp bởi chứa những hoạt chất tốt cho cơ thể như: tanin, flavonoid, magie, vitamin A, C,… Dưới đây là những tác dụng của lá Atiso:

  • Giúp mát gan, giải rượu, bảo vệ gan và túi mật nhờ chứa chất chống oxy hóa silymarin, cynarin
  • Cung cấp vitamin, làm giảm cholesterol trong máu phòng tránh nhồi máu cơ tim
  • Giúp ổn định chức năng tiêu hóa, hạn chế táo bón, đầy bụng,…
  • Tăng sự thèm ăn, kích thích ăn ngon cho người chán ăn
  • Lá Atiso giàu kali nên có thể giúp giảm huyết áp
  • Chiết xuất lá Atiso làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư: vú, tuyến tiền liệt, bệnh bạch huyết cầu
  • Tăng cường canxi, sắt,… Giúp xương chắc khỏe hơn, điều trị thấp khớp, sưng khớp xương
  • Lá Atiso chứa photpho đẩy mạnh chức năng ý thức, rất có lợi cho người hay quên, trí nhớ kém
  • Giúp mẹ bầu nuôi dưỡng thai mạnh khỏe và phát triển bình thường, đề phòng khiếm khuyết hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh
  • Lá Atiso có tính mát, vị đắng, giúp đào thải độc tố và thông tiểu tốt, ngăn ngừa nổi mụn
Atiso được sử dụng nhiều để ăn, uống, chữa bệnh và làm đẹp
Atiso được sử dụng nhiều để ăn, uống, chữa bệnh và làm đẹp

3. Những cách dùng lá Atiso trong đời sống hàng ngày

Tất cả các bộ phận của loại cây thảo dược này đều được ứng dụng trong y học và chế biến làm món ăn bổ dưỡng từ thân, rễ đến hoa. Trong đó, hoa và lá cây Atiso được sử dụng phổ biến nhất. Lá loại cây này thường được thu hoạch trước tết âm lịch một tháng, vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng, là lúc cây chưa ra hoa hoặc đang có hoa. 

Lá của loại cây này sau khi thu hoạch sẽ được phơi hoặc sấy khô để làm trà Atiso để uống, nấu cao lỏng, cao mềm, làm thuốc tiêm dưới da tĩnh mạch. Lá Atiso đỏ có vị chua thanh mát, giúp giải nhiệt, giải độc tốt nên người ta thường dùng để nấu canh chua thay cho quả men, dứa,… Hoặc dùng làm mứt, nước siro, rượu vang đều rất ngon và bổ dưỡng.

Tất cả các bộ phận của Atiso đều được ứng dụng trong y học và chế biến làm món ăn bổ dưỡng
Tất cả các bộ phận của Atiso đều được ứng dụng trong y học và chế biến làm món ăn bổ dưỡng

4. Nên dùng lá Atiso tươi hay khô?

Đối với nhiều loại thảo dược, việc dính nhựa cây khi thu hái không phải hiếm gặp, để khắc phục tình trạng này thì người ta sẽ sơ chế và làm khô. Thêm vào đó, sản phẩm sẽ được loại bỏ bớt vị đắng và các chất không cần thiết, chỉ giữ lại những hợp chất tốt nhất trong quá trình xử lý.

Nhờ đó mà việc bảo quản và sử dụng cũng trở nên tiện lợi, dễ dàng hơn. Hơn nữa, nhiều dưỡng chất tốt trong các vị thuốc này chỉ được sinh ra khi có tác động của nhiệt độ. Vậy nên, sử dụng lá Atiso khô sẽ tốt hơn tươi rất nhiều đấy!

Sử dụng lá Atiso khô tốt hơn lá tươi
Sử dụng lá Atiso khô tốt hơn lá tươi

5. Ai không nên uống Atiso?

Tuy có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp, nhưng loại cây này không phù hợp với tất cả mọi người. Những đối tượng sau đây không nên uống trà Atiso để tránh những tác hại không mong muốn và khiến tình trạng sức khỏe trở nên tệ hơn:

  • Người bị tắc ống mật, sỏi mật không được sử dụng Atiso
  • Những người đang dư thừa sắt trong máu không nên dùng trà Atiso bởi trong loại cây này rất giàu hàm lượng sắt 
  • Những người có cơ địa tỳ vị hư hàn, ăn uống khó tiêu không nên uống trà vì Atiso có tính lạnh
  • Người đang đói bụng nếu uống trà Atiso có thể gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày
  • Những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong cây Atiso

Ngoài ra, dù là đối tượng nào cũng không nên uống trà Atiso thay nước lọc hàng ngày, bởi có thể gây hại cho sức khỏe nếu uống quá 2 lít/ngày. Thêm vào đó, không sử dụng loại trà này quá nhiều trong thời gian kéo dài liên tục. Chỉ nên uống liên tiếp 10 ngày, sau đó dừng uống để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.

Dù là đối tượng nào cũng không nên uống trà Atiso thay nước lọc hàng ngày
Dù là đối tượng nào cũng không nên uống trà Atiso thay nước lọc hàng ngày

6. Mua lá Atiso ở đâu? Giá bao nhiêu?

Giá loài cây thảo dược này không cố định và lên xuống theo mùa trong năm. Bởi Atiso chỉ thu hoạch vào 2 mùa trong năm là tháng 1 và tháng 8. Giá bán lá cây này dao động từ 90.000 – 110.000 đồng/kg khô. Tại Hà Nội và các thành phố lớn, bạn có thể mua Atiso ở các cửa hàng trà thảo dược, dược liệu, cây thuốc nam, thuốc đông y, đồ ngâm rượu, cao,… Hoặc đặt mua online loại cây thảo dược rất quý này trên các trang thương mại điện tử uy tín và chất lượng.

Hy vọng những thông tin đầy đủ về lá Atiso trong bài viết này đã giúp bạn đọc nắm rõ loại cây thảo dược này để biết cách sử dụng tốt nhất. Độc giả hãy theo dõi Tuổi trẻ và Sắc đẹp thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và hữu ích nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất