Chắc hẳn đã hơn một lần các bạn nghe về tổ chức khủng bố IS. Nhưng các bạn đã biết gì về tổ chức này. IS là gì? IS giờ ra sao? Hãy cùng Tuổi trẻ và sắc đẹp tìm hiểu về tổ chức IS là gì? Cũng như những vấn đề liên quan đến tổ chức này qua bài viết dưới đây nhé.
1. IS là gì?
IS hay Islamic State là nhóm nhà nước Hồi giáo tự xưng. Họ là tổ chức bao gồm tất cả những người cực đoan liều chết để xây dựng nhà nước Hồi giáo riêng, thống nhất Trung Đông. IS hoạt động với phương châm là bảo vệ những người Hồi Giáo trên toàn cầu. Chống lại tất cả những ai phản đạo hay dị giáo trước quyền lực của Thượng Đế.

2. Thủ lĩnh IS là ai?
Ngày mùng 10 tháng 3 năm 2022, phát ngôn viên của IS Abu-Omar al-Muhajir cho biết thông tin thủ lĩnh Abu Ibrahim al-Qurashi đã bị sát hại. Thông tin được cấp bởi hãng thông tấn Reuters.
Theo thông tin thực tế, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã tiêu diệt Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi rạng sáng ngày mùng 3 tháng 2. Thông tin này còn được Tổng thống Joe Biden xác nhận. Tiết lộ thêm đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi trong lúc làm nhiệm vụ chống khủng bố ở TP Hasaka, phía Tây Bắc Syria.
Cái chết của Quraishi khi 45 tuổi là đòn giáng lớn nhất vào IS, kể từ lúc Abu Bakr al-Baghdadi, người sáng lập tổ chức IS này. Bị chết trong cuộc đột kích của Mỹ ở TP Idlib của Syria.
Sau khi Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi bị tiêu diệt, IS giờ ra sao, ai đã thay thế ngôi vị thủ lĩnh này? Sau khi Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurayshi chết. IS cũng đồng thời công bố tân thủ lĩnh là Abu Hasan al-Hashemi al-Qurashi. Và tất cả các thành viên IS sau đó đã ‘thề trung thành’ với thủ lĩnh mới. Hiện tại vẫn chưa có thêm nhiều thông tin về tân thủ lĩnh IS Abu Hasan al-Hashemi al-Qurashi.

3. IS giờ ra sao?
Thông tin IS giờ ra sao là thông tin được quan tâm nhất lúc này. Theo nguồn tin mới nhất, trong nỗ lực tái sinh sau khi chịu một thất bại nặng nề trong chiến dịch chống tổ chức tự xưng là nhà nước hồi giáo (IS) do Mỹ dẫn đầu. Thì hiện tại IS đã chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ để lập chi nhánh mới. Với tên gọi là “văn phòng Al-Faruq” dưới sự quản lý của IS ở Đông Âu, Nga và vùng Kavkaz. Khu vực này, nằm ở biên giới giữa châu Á và châu Âu.
IS tin rằng chúng có thể tận dụng môi trường dễ thở này mà Thổ Nhĩ Kỳ dựng nên. Bởi Ankara đã từng làm ngơ các hoạt động của IS trong tất cả trường hợp, thậm chí còn hỗ trợ lực lượng này trong cuộc chống lại lực lượng Kurd.
Thế nên, IS đang tìm cách duy trì hoạt động này. Ngoài ra chúng còn đang muốn gây quỹ và tuyển thêm các chiến binh trên khu biên giới Thổ Nhĩ Kỳ giáp với miền Bắc Syria. Trong đó bao gồm cả các vùng lãnh thổ có sự kiểm soát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
4. Hành trình trỗi dậy của IS
Từ một nhánh nhỏ của al-Qaeda, IS trở thành nhóm khủng bố cực kì lớn. Nhưng rồi lại bị đánh bại tại ngôi làng nhỏ ở Syria.
Từ ngày 04/06/2014 trong cuộc tấn công vào Mosul, Baghdadi đã nắm trong tay 1.500 tay súng. Nhưng chỉ sau 6 ngày đã đánh bại được đội quân 30 nghìn lính chính quy và 30 nghìn cảnh sát vũ trang Iraq, đã chiếm được thành phố lớn thứ hai ở nước này.
Ngày 29/6, tại giáo đường ở Mosul, Baghdadi tuyên bố mình là thủ lĩnh tối cao của nhà nước Hồi giáo (IS). Hắn tự xưng và được lập ra từ ngày 8/4/2013
Baghdadi cùng với các thuộc hạ khi đó tin rằng, từ thành trì ở Mosul. Chúng sẽ mở rộng “đế chế” tới ba châu lục, chinh phục được Rome, Paris và Washington. Để xóa bỏ đường biên giới quốc gia ở Trung Đông và tạo ra một vương quốc Hồi giáo rộng lớn.
Sự trỗi dậy của IS lúc đấy tưởng chừng như không có gì cản nổi. Trước khi đánh Mosul, IS chỉ là một chi nhánh nhỏ của al-Qaeda ở Iraq. Với vai trò quan trọng trong việc kích động xung đột giữa Hồi giáo Shiite và Sunni ở quốc gia này sau cuộc xâm lược của Mỹ năm 2003. Tổ chức IS đã lớn mạnh dần lên và mở rộng hoạt động sang Syria. Chúng lợi dụng các cuộc xung đột liên miên để gây dựng lực lượng.
Ban đầu IS áp dụng chiến thuật “luồn sâu”. Chỉ đạo các thành viên cấp cao tới Iraq để lôi kéo người dân đi theo. Sau đó đưa lực lượng này tiến đánh các ngôi làng ở miền bắc Syria. Nhóm địch Jabhat al-Nusra là mục tiêu chính của IS. Sau đó là bất cứ các nhóm vũ trang nào cản đường.
Từ Aleppo ở Syria tới Mosul ở Iraq, IS đã quét sạch tất cả mọi thứ trên đường đi. Các sư đoàn thiết giáp của quân đội Iraq hoảng hốt bỏ lại vũ khí, xe tăng, quân phục tháo chạy khi vừa thoáng thấy bóng của quân “cờ đen”. Lực lượng dám đối đầu với IS ở Iraq lúc đó là dân quân của người Kurd. Chỉ có các cuộc công kích của Mỹ mới có thể cứu được thành phố Erbil và thủ phủ của người Kurd, khỏi cuộc tấn công của IS.
Chỉ có vài tháng sau khi Baghdadi xuất hiện ở Mosul. Những phần tử cực đoan nước ngoài đã ồ ạt đổ về Iraq để gia nhập “đế chế Hồi giáo”. Chúng đã tiếp thêm sức mạnh cho họ nhằm tiến đánh nhiều khu vực ở Iraq và Syria vào nửa cuối năm 2014.
5. Tương lai IS sẽ ra sao?
Vấn đề tiêu diệt những kẻ cầm đầu các nhóm khủng bố này là một phần rất quan trọng. Chiến dịch chống khủng bố được nhiều quốc gia sử dụng, trong đó có cả Mỹ. Tuy nhiên thì các chuyên gia chống khủng bố chưa có đồng thuận về mức độ hiệu quả của hoạt động này.
Một số ý kiến cho rằng, việc tiêu diệt một thủ lĩnh khủng bố sẽ làm giảm năng lực hoạt động và làm rối loạn nhóm này. Khiến nhóm này khó thực hiện các cuộc tấn công và thậm chí có thể bị sụp đổ tổ chức. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, trong các tình huống thích hợp thì việc tiêu diệt thủ lĩnh của một nhóm vũ trang sẽ khiến các thành viên ít tấn công bạo lực hơn và làm tăng cơ hội đánh bại nhóm nổi dậy này.
Tuy nhiên thì các chuyên gia chống khủng bố khác lại nhấn mạnh. Việc tiêu diệt thủ lĩnh có thể làm những thành viên khác được phân quyền nhiều hơn và tăng hành vi bạo lực. Chiến thuật này được xem là kém hiệu quả hơn với các nhóm có cấu trúc lãnh đạo và thực hiện kế nhiệm tốt như IS

Ở thực tế thì IS vẫn sống sót sau khi nhiều người lãnh đạo bị tiêu diệt. Do việc bổ nhiệm người thay thế và vẫn được nhiều địa phương ủng hộ vấn đề này mạnh mẽ. Trong ngắn hạn, cái chết của Al-Qurayshi có thể khiến IS tạm lắng xuống nhưng sẽ không sớm sụp đổ.
Như vậy, việc suy đoán tương lai của IS sẽ ra sao thật sự khó có thể nói trước được. Bởi vì chiến dịch tiêu diệt IS vẫn chưa có hiệu quả cao. Nhưng không vì thế mà bỏ lại, các nước vẫn đang cố gắng xây dựng một chiến dịch tốt nhất, có hiệu quả mà hạn chế thiệt hại nhất.
Trên đây là những thông tin về tổ chức IS để trả lời cho vấn đề IS giờ ra sao? mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã chia sẻ cho các bạn. Đừng quên theo dõi Tuoitrevasacdep.vn để biết thêm thông tin nhé!