Hoa huệ – Ý nghĩa loài hoa thanh khiết tinh khôi

Nguyễn Mai 290

Hoa huệ là loài hoa vô cùng quen thuộc, đi sâu vào cuộc sống hằng ngày. Đây là loài hoa có vẻ đẹp thùy mị, dịu dàng, làm say đắm biết bao người. Cùng Tuổi trẻ và sắc đẹp tìm hiểu về loài hoa thú vị mà đầy ý nghĩa này nhé!

1. Giới thiệu về hoa huệ

Hoa huệ có tên khác là dạ lai hương nghĩa là hương thơm vào ban đêm hay vũ lai hương là hương thơm lúc mưa. Nó có tên khoa học là Polianthes tuberosa. Loài hoa này vô cùng đặc biệt, nó chỉ nở về đêm, mang hương thơm ngào ngạt.

1.1. Đặc điểm

Hoa huệ là loài thực vật thuộc họ Thùa, có hình dáng giống cây tỏi. Nó là loài thực vật sống lâu năm thân củ, có thân và lá mọc thẳng đứng. Chiều cao của cây đạt khoảng 80 đến 160cm. Lá cây có hình kiếm, thon dài, có màu xanh bóng, nhọn ở đầu. Hoa huệ mọc trên cuống dài, thẳng. Hoa mọc nhiều từ gần gốc lên đến ngọn, kết thành chùm liên tiếp, càng về ngọn hoa mọc càng dày. 

Hoa mọc ở nách cuống, có 6 cánh hoa hình thìa, thuôn dài. Hoa thường có màu trắng tinh khiết. Hoa huệ nở vào ban đêm. Nó thường tỏa hương thơm ngát khi trời mưa bởi cấu tạo đặc biệt của cánh hoa. Trên cánh hoa có các lỗ khí, nhạy cảm với độ ẩm. Vậy nên, khi trời mưa, các lỗ khí này sẽ mở to, kích thích hương thơm tỏa nhiều hơn, bay xa hơn. 

Hoa huệ là loài thực vật thuộc họ Thùa, có hình dáng giống cây tỏi
Hoa huệ là loài thực vật thuộc họ Thùa, có hình dáng giống cây tỏi

1.2. Nguồn gốc, phân loại

Nó có nguồn gốc từ Mexico, ngày nay đã được du nhập, phổ biến tại nhiều vùng trên thế giới. Ngày nay, nó được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc. Tại Việt Nam, nó đã trở nên vô cùng phổ biến, được trồng ở khắp các tỉnh thành. Hiện nay có 2 loài chính là huệ đơn và huệ kép. Nó thường nở vào khoảng tháng 6 đến tháng 9 hằng năm.

  • Huệ đơn có tên gọi khác là huệ xẻ, cây thấp có hoa ngắn và thưa
  • Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, có thân cao, hoa dày, bông hoa to hơn

2. Ý nghĩa của hình ảnh hoa huệ

Đây là loài hoa không chỉ xinh đẹp mà còn có nhiều ý nghĩa. Mỗi màu sắc hoa lại mang một ý nghĩa thú vị, riêng biệt không phải ai cũng biết.

  • Màu trắng là biểu tượng của vẻ đẹp tinh khôi, thuần khiết và trong sáng
  • Sọc hồng là đại diện cho tham vọng, nó còn là sự cổ vũ, khích lệ tinh thần, vượt qua khó khăn
  • Màu đỏ là hình ảnh của sự sung túc, đủ đầy, hạnh phúc và thịnh vượng
  • Màu vàng là loài hoa tượng trưng cho sự trang trọng, quý phái, vương giả và tài lộc

3. Thành phần hóa học có trong hoa huệ

Thành phần của hoa huệ chủ yếu là tinh dầu, trong đó có chứa nhiều chất hóa học. Ta có thể kể đến như, khi chiết với ether petrol, ta thu được 0,08 – 0,11% tinh dầu đậm đặc. Với phương pháp cất kéo bằng hơi nước, ta sẽ thu được 0,7% tinh dầu chứa chủ yếu là geranyl, axetat, farnesol,… Và một số chất hóa học khác như benzyl alcohol, benzyl benzoate, methyl salicylate,… 

Thành phần của hoa huệ chủ yếu là tinh dầu
Thành phần của hoa huệ chủ yếu là tinh dầu

4. Những công dụng của hoa huệ

Đây là loài hoa đẹp, có nhiều màu sắc, tính ứng dụng cao. Bạn có thể dùng nó để trang trí cho không gian gia đình thêm sinh động. Trồng những khóm huệ trong vườn nhà sẽ giúp cho gia đình bạn luôn ngập tràn mùi hương thơm ngát. Ngoài ra, loài hoa này cũng thường được dùng trong thờ cúng hoặc khi thăm viếng mộ phần. 

Nó cũng có những tác dụng về sắc sức khỏe cho con người như lợi tiểu, giảm đau họng, chống thiếu máu, cải thiện giấc ngủ,… Ngoài ra, hoa huệ còn được dùng trong ẩm thực tạo nên các món ăn ngon như gỏi, xào thịt bò,… Đây cũng là một loại hoa đem lại giá trị kinh tế rất cao, cải thiện đời sống cho bà con nông dân. 

5. Cách cắm và trang trí hoa huệ tại nhà

Mỗi giống hoa huệ lại có hình dáng hoa khác nhau nên ta có rất nhiều cách cắm hoa huệ. Bạn có thể cắm hoa vào bình, vào giỏ hoặc các kiểu cắm hoa nghệ thuật. Huệ ta thường được cắm vào các lọ lục bình có cổ cao, trưng ở bàn thờ gia tiên. Hoa huệ rất phù hợp nên thường được sử dụng trong việc thờ cúng. 

Khi cắm, bạn nên hơ chân hoa qua lửa, sau đó hòa vài giọt thuốc đỏ hoặc thuốc tím để diệt khuẩn. Bạn cần thay nước hàng ngày để cho hoa được bền hơn, tránh bị thối chân hoa. Đặc biệt không nên cắm hoa huệ trong phòng ngủ bởi hương thơm ngào ngạt vào ban đêm của hoa sẽ làm giảm lượng oxy. 

Mỗi giống hoa huệ lại có hình dáng hoa khác nhau
Mỗi giống hoa huệ lại có hình dáng hoa khác nhau

6. Mua hoa huệ ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hoa huệ có thể mua tại nhiều nơi như các cửa hàng hoa tươi, các nhà vườn,… Thậm chí bạn có thể tìm mua loại hoa này ở các gánh hàng rong, xe hoa trên phố, tại các chợ dân sinh,… Giá hoa huệ phổ biến dao động khoảng 80.000 đồng đến 150.000 đồng với một bó hoa. Hoa huệ chơi rất bền, hoa có thể tươi khoảng 4 – 7 ngày. 

7. Những hình ảnh đẹp về hoa huệ

Hoa huệ mang vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết và tinh khôi. Loài hoa vừa có sắc vừa có hương đã làm xao xuyến biết bao người. Nó cũng mang vẻ đẹp thành kính, trân trọng đối với những người đã đi xa. Cùng Tuổi trẻ và sắc đẹp ngắm nhìn hình ảnh về loài hoa này bạn nhé!

Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh

8. Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa huệ đơn giản tại nhà

Đây là loài hoa có thể trồng quanh năm. Nó được nhân giống bằng cách trồng củ, nên lựa chọn củ từ cây mẹ khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh. Nên chọn củ giống có kích thước trên 2cm. Chậu để trồng cây cần có lỗ thoát nước tốt, kích thước phù hợp với củ giống. Chậu phải đảm bảo đủ không gian cho cây phát triển tốt.

Đất trồng hoa cần tơi xốp, không còn tồn đọng sâu bệnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm tro trấu và phân hữu cơ để tăng sự màu mỡ cho đất. Tiến hành cho củ giống vào chậu trồng, để lộ ra khoảng ⅓ củ giống. Sau đó, bạn tưới nước rồi đặt chậu tại nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 15 – 20 ngày, cây sẽ bắt đầu ra lá, cần bổ sung dinh dưỡng và đem cây ra nắng khi cây có 3 – 5 lá. 

Loài cây này chịu ẩm tương đối kém nên cần duy trì độ ẩm của đất khoảng 60 – 80%. Bạn chỉ nên tưới nước khi đất đã khô và không tưới quá nhiều nước làm cây bị úng. Nó ưa phát triển trong khu vực ánh sáng bán phần. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ gây ra tình trạng lá ngắn, ít hoa. Bạn nên bón phân định kỳ để cây phát triển tốt. 

Bài viết trên đây đã đề cập đến những thông tin về loài hoa huệ. Chúng tôi mong rằng bạn đã tìm kiếm được cho mình những kiến thức hữu ích. Hãy theo dõi Tuổi trẻ và Sắc đẹp để có thêm nhiều thông tin mới cập nhật bạn nhé. 

Chuyên mục: Loài Hoa Đẹp

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất