Hạt tiêu là một loại gia vị phổ biến trong bữa cơm gia đình tại Việt Nam. Không những giúp món ăn tăng thêm hương vị mà nó còn rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu những lợi ích của loại hạt này các bạn nhé!
1. Giới thiệu về cây hạt tiêu
Cây hạt tiêu (tên khoa học là Piper Nigrum L) còn có tên gọi khác là cây hồ tiêu, cổ nguyệt, bạch xuyên,… Đây là loại cây thân leo, sống lâu năm. Thân cây có vỏ nhẵn, cuốn vào các cây khác, trụ dựng sẵn khác bằng rễ của nó. Lá tiêu giống dạng lá trầu không, nhưng thuôn dài. Hoa tiêu mọc theo chùm, dạng đuôi sóc. Quả tiêu dạng hình cầu nhỏ, ban đầu màu xanh lục, về già ngả vàng rồi chuyển màu đỏ khi chín. Quả tiêu mang một hạt duy nhất, được bao bọc bởi lớp vỏ mỏng.
Hạt tiêu được sử dụng chủ yếu làm gia vị trong ẩm thực, giúp tạo hương vị cay nồng, thơm ngon. Ngoài ra, đây còn là một vị thuốc chữa bệnh dùng trong Đông y. Loại hạt này trồng nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
2. Hạt tiêu có những loại nào?
Hạt tiêu thường được chia thành 2 loại:
- Tiêu đen: Là tiêu còn nguyên vỏ, sau khi hạt khô sẽ chuyển màu đen, bên ngoài nhăn nheo, hạt có mùi thơm, cay nhẹ
- Tiêu trắng: Là tiêu sọ, đã được loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, chỉ giữ lại hạt, khi phơi khô có màu trắng ngà hay màu hơi xám, ăn loại tiêu này có cảm giác cay nồng nhưng không thơm bằng tiêu đen
3. Hạt tiêu đen chứa những thành phần dinh dưỡng nào?
Loại hạt này tuy nhỏ nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 1 thìa cafe hạt tiêu chứa:
- 17 calo
- 4g carbohydrate
- 2 calo từ chất béo
- 2g chất xơ
- 1g protein
- 4% sắt
- 2% canxi
- 1% vitamin A
4. Công dụng của hạt tiêu đen đối với sức khỏe
Đối với sức khỏe người dùng, hạt tiêu mang đến rất nhiều công dụng:
4.1. Tốt cho hệ tiêu hóa
Hoạt chất Piperin trong loại hạt này giúp hấp thu dinh dưỡng trong ruột non tốt hơn. Đồng thời, giúp kích thích dạ dày để tiết ra nhiều axit hydrochloric, nhờ đó, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
4.2. Giảm cân
Trong vỏ hạt tiêu có chứa chất đốt cháy calo dư thừa, tăng tiết mồ hôi, đào thải độc tố cùng lượng nước dư thừa qua đường tiết niệu. Việc dùng hạt tiêu làm gia vị chế biến các món ăn sẽ góp phần hiệu quả trong quá trình giảm cân của bạn.
4.3. Tác dụng kháng khuẩn
Hạt tiêu giúp kháng khuẩn cao, chống nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiêu hóa, hạn chế sưng viêm khớp cũng như khắc phục vấn đề răng lợi như sâu răng, viêm nướu,…
4.4.Giảm stress
Chất Piperin trong hạt giúp tăng lượng serotonin sản xuất trong não bộ. Nhờ đó, cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Bạn nên sử dụng loại hạt này thường xuyên để thư giãn đầu óc, thoải mái tinh thần.
4.5. Kiểm soát lượng đường trong máu
Piperine giúp cải thiện quá trình trao đổi chất đường có trong máu. Nhờ đó, kiểm soát được mức đường huyết, tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
4.6. Giảm mức cholesterol
Chiết xuất hạt tiêu đen có khả năng giảm mức cholesterol. Piperine trong loại hạt này có thể thúc đẩy sự hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, có tác dụng giảm cholesterol tiềm năng.
4.7. Tăng cường hấp thụ dinh dưỡng
Ăn tiêu đen giúp tăng sự hấp thụ dinh dưỡng thiết yếu (như canxi, selen) cũng như một số những hợp chất thực vật có lợi khác. Vì vậy, nên bổ sung hạt này vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bạn.
4.8. Thúc đẩy sức khỏe đường ruột
Dùng tiêu đen có thể tăng lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, từ đó, tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện tâm trạng cũng như một số bệnh mãn tính.
4.9. Giúp giảm đau
Theo nhiều nghiên cứu, piperine trong hạt tiêu có khả năng giảm đau tương tự một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Do đó, loại hạt này được coi như một dược liệu quý trong điều trị một số bệnh.
4.10. Cải thiện các vấn đề về khớp
Sử dụng tiêu đen thường xuyên rất có lợi cho bệnh nhân có những vấn đề liên quan đến khớp. Tính nóng trong hạt tiêu đen giúp làm ấm cơ thể. Từ đó, kích thích máu lưu thông, cải thiện tình trạng đau đối với các bệnh về khớp.
4.11. Cải thiện bệnh bạch tạng
Tiêu đen có khả năng chữa lành phần nào bệnh bạch tạng. Do hàm lượng piperine trong hạt giúp cơ thể tạo sắc tố cho da. Đây là tín hiệu khả quan dành cho những người mắc bệnh này.
4.12. Chống hen suyễn
Piperine trong hạt tiêu cải thiện bệnh hen suyễn bằng việc ức chế phản ứng viêm. Người mắc hen suyễn nên thêm loại hạt này vào khẩu phần ăn mỗi ngày để cải thiện bệnh.
4.13. Tiềm năng chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa trong loại hạt này giúp chống lại thiệt hại do gốc tự do gây ra, tránh ung thư, các vấn đề gan hay bệnh tim mạch. Ngoài ra, các chất chống oxy cũng bảo vệ bạn khỏi các dấu hiệu lão hóa sớm.
4.14. Cải thiện làn da
Ăn tiêu giúp đổ mồ hôi, loại bỏ các độc tố khỏi làn da. Ngoài ra, bạn có thể dùng hạt tiêu nghiền nát để tẩy tế bào chết. Chất chống vi khuẩn, chống viêm trong hạt giữ cho da khỏi nhiễm trùng, tránh bị mụn trứng cá.
4.15. Trị gàu
Hạt tiêu có tác dụng trị gàu rất tốt, nhờ đặc tính chống viêm, chống vi khuẩn. Bạn có thể dùng 1 thìa cafe hạt tiêu đen đã nghiền nhỏ trộn với cốc sữa chua không đường, đem ủ tóc trong nửa giờ và gội sạch với nước. Lưu ý, không dùng dầu gội lúc này, chỉ gội lại dầu gội vào ngày hôm sau.
5. Bài thuốc chữa bệnh sử dụng hạt tiêu
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh sử dụng nguyên liệu từ hạt tiêu:
5.1. Điều trị phong thấp
Sử dụng hạt tiêu, hoa hồi, minh thạch một lượng bằng nhau. Trộn hỗn hợp rồi đem nghiền nhỏ. Mỗi lần dùng, lấy 1 lượng vừa đủ trộn cùng ít nước, xoa bóp chỗ đau.
5.2. Chữa tiêu chảy ở trẻ em
Sử dụng hạt tiêu trắng đem giã nhuyễn, bỏ vào rốn bé, rồi lấy băng gạc y tế dán lại. Sau 1 ngày thay thuốc 1 lần, làm liên tục tới khi bé khỏe.
5.3. Điều trị viêm khớp
Sử dụng hạt tiêu tán thành bột, trộn chung cùng dầu nóng, đem thoa trực tiếp vào vị trí khớp bị viêm, mỗi ngày 2 lần, giúp lưu thông khí huyết đến các khớp bị viêm, cũng như giảm đau nhức, chữa được viêm khớp.
5.4. Điều trị ngũ tạng phong hàn, nôn ói khi lạnh bụng
Sử dụng 30g hạt tiêu ngâm với ít rượu trắng khoảng vài tiếng. Mỗi ngày uống 1 – 2 ly nhỏ khoảng 15ml trước bữa ăn.
5.5. Điều trị thương hàn, dạ dày nhiễm khí lạnh
Bạn nên sử dụng 30g hạt tiêu, 2g hươu xạ sắc cùng 200ml rượu trắng, đến khi cạn còn 100ml. Gạn ra lấy nước, uống khi thuốc còn nóng.
5.6. Chữa sưng viêm lợi
Sử dụng 1/2 thìa cafe bột hạt tiêu trộn với 1/2 thìa cafe muối ăn, thêm ít nước, khuấy đều. Sau đó, bôi hỗn hợp lên chỗ bị viêm lợi.
5.7. Trị nghẹt, xung huyết niêm mạc ở mũi
Sử dụng ½ thìa cafe bột tiêu pha nước ấm, ngày dùng 2 – 3 lần. Hoặc bạn costheer chuẩn bị chậu nước nóng, thêm ít bột tiêu và một vài giọt dầu khuynh diệp, đem xông mũi.
6. Hạt tiêu chế biến được thành những món ăn nào?
Hạt tiêu có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon khác nhau. Dưới đây là một số món cho bạn tham khảo:
6.1. Bò kho tiêu
Để chế biến món ăn này, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau: 500g thịt bò, 1 củ hành tây, 2 quả ớt chuông, hạt tiêu đen, gừng, rượu vang, bột năng, Baking soda, bơ, dầu mè, dầu hào, gia vị. Tiến hành rửa sạch thịt bò, để ráo nước. Sơ chế gừng, hành, băm nhỏ. Hạt tiêu xay nhỏ. Ớt chuông đem rửa sạch, thái vuông cỡ ngón tay cái.
Ướp thịt bò cùng gia vị cho ngấm đều vào thớ thịt. Làm nóng chảo, phi thơm hành tỏi, gừng với dầu ăn. Cho tiếp bơ vào nấu nóng chảy thì cho ớt chuông vào. Đến khi hơi chín thì cho thịt bò vào, xào lửa lớn, thịt bắt đầu chín thì cho hành tây vào, đảo đều tới mềm. Sau đó, hòa bột năng với ít nước rồi đổ từ từ vào chảo, khuấy cho sốt sánh thì tắt bếp và thưởng thức.
6.2. Thịt ba chỉ kho tiêu xanh
Trước khi chế biến, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm: 500g thịt ba chỉ, 100g tiêu xanh, hành, tỏi và gia vị khác. Rửa sạch thịt ba chỉ rồi thái miếng vừa ăn. Hạt tiêu xanh đem đập dập. Ướp thịt với gia vị, cho ½ số hạt tiêu vào, để 30’.
Cho 2 thìa cafe đường vào chảo, thêm 2 thìa dầu ăn, đun đến khi đường chuyển sang màu vàng cánh gián thì cho thịt vào đảo đều. Cho 1 bát nước con vào, đun đến khi thịt chín mềm, có màu vàng vàng đẹp mắt rồi nêm nếm gia vị và tắt bếp.
6.3. Bò hầm tiêu xanh
Để nấu món này, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau: 500 g thịt bò, 1 củ khoai tây, 2 nhánh tiêu xanh, cà chua, bột mì/bột bắp, muối, đường, mắm và hành khô. Đem thịt bò đem rửa sạch, thái quân cơ vừa ăn. Hạt tiêu xanh đập dập. Ướp thịt cùng muối, tiêu, 1 thìa dầu ăn, để trong 30’. Khoai tây đem cắt khúc, chiên vàng.
Phi thơm hành với dầu ăn, cho cà chua thái mỏng vào, bỏ thịt bò và xào săn lại. Để ngon hơn, bạn có thể thêm nước dừa tươi vào, hầm thịt bò cho đến khi thịt mềm. Hòa bột mì với nước cho không bị vón cục, đổ vào nồi khuấy đều, đến khi nước sánh thì tắt bếp. Bày ra đĩa và thưởng thức.
6.4. Bao tử nấu tiêu xanh
Để chế biến món này, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm: 500g bao tử heo, 50g tiêu xanh, 1 chiếc xương đuôi lợn, 1 củ cải trắng, 1 quả dừa tươi, hành khô, gừng, bột nêm, muối, dầu ăn, dấm/ chanh. Rau mồng tơi, rau thơm và bún ăn kèm. Đem bao tử heo rửa sạch, dùng chanh chà sát hai mặt, ngâm trong hỗn hợp dấm và gừng khoảng 15 phút, giúp khử mùi hôi, bao tử trắng, giòn hơn. Xương đuôi lợn rửa sạch, đem chặt khúc vừa ăn. Gọt củ cải trắng, thái khúc vừa ăn. Rau ăn kèm đem nhặt, rửa sạch, để ráo nước.
Tiến hành xào sơ xương đuôi lợn với hành khô, thêm mắm, muối, tiêu bột. Khi săn lại thì cho nước vào, hầm tới khi nước sôi thì mở vung và hớt bọt. Bao tử sau khi ngâm cần vớt ra, rửa sạch 1 lần nữa. Đem thái miếng vừa ăn, ướp bột nêm, hành, gừng, ½ tiêu xanh khoảng 20 phút cho ngấm. Phi thơm hành khô, cho bao tử vào đảo nhanh. Khi bao tử săn lại thì tắt bếp. Cho bao tử đã xào vào nồi nước dùng, hầm 30 phút, cho tiếp củ cải trắng cùng ½ số tiêu xanh còn lại vào, hầm cho củ cải mềm thì tắt bếp.
6.5. Tiêu xanh ngâm mắm
Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm: 200g hạt tiêu xanh, 100g tỏi, 500ml nước mắm ngon, hũ thủy tinh/hũ nhựa có nắp kín. Rửa sạch hạt tiêu xanh. Nấu một nồi nước sôi, đem trụng nhanh từng chùm hạt tiêu qua nước nóng, giúp giữ màu sắc cho hạt. Vớt ra, để nguội và ráo nước. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng.
Xếp lót một lớp tiêu dưới đáy hộp, rồi một lớp tỏi lên trên, cứ tiếp tục xếp như vậy đến khi hũ gần đầy. Đổ nước mắm ngon vào, kín mặt tiêu xanh, dùng thìa ghém nhẹ tiêu giúp tiêu được chặt hơn. Đóng chặt nắp, cất trữ nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, sau 2 tuần có thể dùng được.
7. Hạt tiêu có thể tương tác với những loại thuốc nào?
Tiêu đen có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, được dùng trong nhiều bài thuốc cổ truyền từ xa xưa. Tuy nhiên, loại hạt này có thể tương tác một số loại thuốc khác:
- Làm tăng cyclosporine (đây là thuốc ức chế miễn dịch)
- Làm giảm đào thải lithium (đây là một loại thuốc dùng trong điều trị rối loạn tâm thần)
- Tương tác thuốc trị đái tháo đường, khiến lượng đường trong máu hạ thấp
- Làm giảm đi tốc độ phân hủy gan của một vài loại thuốc
- Làm tăng nguy cơ mắc những tác dụng phụ của một vài loại thuốc: Theophylline, bufuralol,…
8. Tác dụng phụ của hạt tiêu
Một số tác dụng phụ khi sử dụng hạt tiêu mà bạn cần lưu ý, đó là:
- Người rối loạn chảy máu: Piperine trong hạt tiêu đen làm chậm quá trình đông máu. Dùng lượng lớn hạt này có thể tăng nguy cơ chảy máu với những người mắc rối loạn chảy máu, cũng như gây biến chứng chảy máu trong quá trình phẫu thuật
- Người mắc đái tháo đường: Hạt tiêu đen ảnh hưởng đến mức đường trong máu. Dùng lượng lớn hạt này sẽ ảnh hưởng ảnh tới vấn đề kiểm soát lượng đường ở những người mắc đái tháo đường
- Nguy cơ gây tử vong ở trẻ nhỏ: Lượng lớn hạt tiêu khi đưa vào cơ thể qua đường uống sẽ lẫn vào phổi, dẫn đến cái chết, đặc biệt ở trẻ em
9. Mua hạt tiêu giá bao nhiêu? Ở đâu?
Trên thị trường có nhiều mặt hàng hạt tiêu, mỗi loại sẽ có giá thành khác nhau. Nhìn chung, giá loại hạt này dao động trong khoảng từ 150.000 – 300.000 đồng/kg. Bạn có thể tham khảo một vài điểm bán uy tín như: Nông Sản Dũng Hà, WinMart, Bách Hóa Xanh,…
10. Cách bảo quản hạt tiêu
Sau khi mua hạt tiêu, nên phơi khô trong nắng to, đảm bảo hạt kiệt nước. Nếu mua số lượng, nên để nguyên hạt và chia ra túi nilon lớn, giữ lại lượng nhỏ để dùng mỗi ngày, tránh việc mở ra mở vào khiến hạt dễ bị ẩm mốc, bay mùi. Khi đóng vào túi nilon cần hơ kín miệng túi qua lửa rồi đặt nơi khô ráo, bảo quản được cả năm. Với lượng hạt tiêu dùng hàng ngày, nên để vào hũ thủy tinh, đậy kín, ngăn không khí không lọt vào trong, dễ gây ẩm mốc.
Để hạt được thơm ngon nhất, hãy mang hạt đi rang. Rang như vậy giúp dậy mùi, giữ được vị cay nồng nức mũi. Trước khi rang, cần kiểm tra các hạt có hỏng, mốc, đốm trắng hay không. Rang trên bếp nóng khoảng 5 – 10 phút, thấy mùi thơm thì bắc chảo uống để nguội hẳn. Rồi đóng gói hoặc cho vào hũ thủy tinh đậy kín. Khi dùng, bạn chỉ nên xay một lượng nhỏ vì thời gian bảo quản của tiêu xay ngắn hơn tiêu chưa xay rất nhiều.
Hạt tiêu là dược liệu tốt nhưng cũng cần lưu ý sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hy vọng rằng Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã cung cấp được cho bạn nhiều kiến thức bổ ích nhé!