Một số tác dụng của hạt lúa mì mà bạn nên biết

Nguyễn Mai 289

Lúa mì là một loại lương thực được sử dụng phổ biến trên thế giới. Chúng có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời của hạt lúa mì nhé!

1. Hạt lúa mì là gì?

Hạt lúa mì là phần hạt của cây lúa mì. Đây là cây lương thực, thuộc nhóm cỏ đã thuần dưỡng, có tên gọi phổ biến khác là lúa miến hoặc tiểu mạch. Cây có rễ chùm, thân thẳng đứng, chiều cao có thể lên đến 1,5m, mọc từng cụm. Lá lúa mì có hình mũi mác dài. Hoa mọc theo cụm, khi chín cong xuống, có màu trắng hoặc hồng. Quả chính là hạt lúa mì, có hình bầu dục, thuôn, có lông ở đỉnh. 

Hiện nay, có 5 loại lúa mì chính: Lúa mì mùa đông mềm, lúa mì mùa đông cứng, lúa mì trắng, lúa mì mùa xuân cứng và lúa mì durum. Lúa mì có xuất xứ từ Tây Nam Á. Hiện nay, nó được trồng nhiều ở Ấn Độ, Ethiopia, Ireland, Tây Ban Nha, Trung Quốc,…

Lúa mì là loại lương thực gần giống với hạt gạo ở nước ta
Lúa mì là loại lương thực gần giống với hạt gạo ở nước ta

2. Phân biệt lúa mạch và lúa mì

Nhiều người có thể khó phân biệt lúa mì và lúa mạch, do nhìn bề ngoài chúng khá giống nhau. Dưới đây là một số đặc điểm nhận biết:

Đặc điểm phân biệt Lúa mì Lúa mạch
Mùa vụ gieo trồng Hằng năm Hằng năm hoặc có thể trồng hai năm một lần
Chiều cao thân cây Từ 45 – 150cm Từ 60 – 80cm
Đặc điểm thân cây Thân thẳng, bên trong là ruột rỗng Thân thẳng, mỏng như cọng rơm
Đặc điểm hạt cây Hạt có hình bầu dục hay hình trứng, có 1 đường rãnh ở giữa Hạt có hình trái xoan, có đường rãnh dọc

3. Thành phần dinh dưỡng có trong hạt lúa mì

Lúa mì giúp cung cấp năng lượng cùng các chất dinh dưỡng khác. Trong 10g bột mì có chứa:

  • Năng lượng: 340 kcal
  • Chất xơ: 10,7 g
  • Chất đạm: 13,2 g
  • Carbohydrate: 72 g
  • Chất béo: 2,5 g

Ngoài ra, trong hạt của cây lúa mì còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như mangan, photpho, selen,…

Hạt lúa mì rất giàu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Hạt lúa mì rất giàu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

4. 10+ tác dụng của hạt lúa mì

Lúa mì chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu. Sử dụng loại hạt này thường xuyên giúp đem lại một số tác dụng cho sức khỏe như:

4.1. Tốt cho tiêu hóa

Sử dụng lúa mì nguyên hạt có thể cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào. Chất này chứa nhiều nhất trong phần cám của hạt. Khi ăn vào cơ thể, chất xơ giúp tiêu hóa hoạt động hiệu quả, dễ dàng hơn. Ngoài ra, lúa mì còn chứa probiotic, là lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột.

4.2. Phòng ngừa ung thư ruột kết

Trong lúa mì, hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa và phytonutrients rất cao. Những chất này có tác dụng ngăn ngừa những nguy cơ gây nên ung thư ruột kết (một trong những căn bệnh ung thư liên quan đến tiêu hóa phổ biến).

Lúa mì ngăn ngừa ung thư ruột kết
Lúa mì ngăn ngừa ung thư ruột kết

4.3. Cung cấp chất chống oxy hóa

Trong loại hạt này chứa hoạt tính oxy hóa dồi dào, như axit phytic, alkyl resorcinol, axit ferulic, lutein, lignans,… Lignans và lutein giúp bảo vệ mắt, chống mù lòa, phòng chống ung thư ruột kết. Trong khi đó, axit phytic có khả năng tăng cường hấp thu khoáng chất cho cơ thể.

4.4. Cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất cho cơ thể

Lúa mì là một trong các loại hạt chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Việc ăn hạt này thường xuyên giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, hàm lượng folate trong lúa mì rất tốt cho bà bầu.

4.5. Cung cấp năng lượng

Trong lúa mì có chứa vitamin B. Chất này giúp tăng năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, carbohydrate trong loại hạt này cũng giúp cơ thể no lâu, cung cấp nguồn năng lượng tốt trong thời gian tương đối dài.

4.6. Ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa

Chất dinh dưỡng có trong lúa mì có thể hỗ trợ làm giảm chỉ số cơ thể (BMI) và ngăn nguy cơ mắc bệnh béo phì. Sử dụng loại hạt này thường xuyên rất tốt cho người mắc rối loạn chuyển hóa.

Lúa mì giúp ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa
Lúa mì giúp ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa

4.7. Ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường loại 2

Hàm lượng chất xơ trong lúa mì tương đối cao, giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Magie trong hạt được hoạt động tương tự chất hỗ trợ enzym. Những enzym này có liên quan tới chức năng sử dụng insulin cũng như bài tiết glucose. Đây là lý do mà người mắc tiểu đường nên ăn lúa mì để giảm lượng đường huyết của cơ thể.

4.8. Giảm viêm mạn tính

Trong lúa mì, người ta tìm thấy hàm lượng betaine cao. Chất này hỗ trợ ngăn ngừa viêm mạn tính. Việc ăn lúa mì thường xuyên giúp kháng viêm, từ đó, hạn chế mắc các bệnh như loãng xương, bệnh tiểu đường, tim mạch,…

4.9. Ngăn ngừa sỏi túi mật

Chất xơ không hòa tan trong lúa mì giúp cho quá trình chuyển hóa trong ruột trơn tru, nhanh chóng. Nhờ đó, giảm tiết các axit của túi mật, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi mật.

Lúa mì ngăn ngừa soi túi mật hiệu quả
Lúa mì ngăn ngừa soi túi mật hiệu quả

4.10. Làm giảm triệu chứng sau mãn kinh

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lúa mì rất tốt cho phụ nữ mãn kinh. Việc ăn lúa mì nguyên hạt giúp cung cấp chất xơ và protein lành mạnh. Nhờ đó, kiểm soát được trọng lượng cơ thể, cân bằng hormone, giảm các triệu chứng sau mãn kinh.

4.11. Giải độc gan

Ăn lúa mì mỗi ngày sẽ cung cấp cho bạn chất chống oxy hóa và chất xơ dồi dào. Những chất này có tác dụng giải độc gan. Mà gan lại là cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể. Việc bảo vệ gan sẽ giúp bảo vệ cơ thể, nâng cao sức khỏe của bạn. 

5. Các món ăn làm từ hạt lúa mì

Trong ẩm thực, lúa mì được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon. Dưới đây là một số món ăn từ hạt cây lúa mì cho bạn tham khảo:

5.1. Cháo lúa mì

Để nấu cháo lúa mì, bạn chỉ cần xay hạt thành bột mịn, rồi nấu chung với bí đỏ. Đến khi nào bí đỏ mềm nhuyễn thì nêm nếm gia vị rồi thưởng thức. Đây là món dễ nấu, dễ ăn, rất tốt cho sức khỏe.

5.2. Bánh mì

Bánh mì là một loại bánh được sử dụng phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Bạn có thể sử dụng bột lúa mì chuyên dụng để chế biến món này. Bánh phù hợp để ăn vào bữa sáng hay những bữa phụ trong ngày. Lớp vỏ ngoài thơm giòn, lớp nhân mềm xốp, thơm ngọt, béo từ sữa, trứng và đường, ăn rất ngon.

Bánh mì làm từ lúa mạch tốt cho sức khỏe
Bánh mì làm từ lúa mạch tốt cho sức khỏe

5.3. Salad lúa mì

Để kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn, bạn có thể dùng hạt của cây lúa mì chế biến thành món salad rau củ hạt. Ăn món này thanh đạm, tươi mát, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

5.4. Bánh gato

Bột lúa mì còn được dùng làm bánh gato, dành cho những buổi tiệc tùng, tiệc sinh nhật hay chỉ để ăn chơi. Khi thưởng thức, lớp cốt bánh mềm xốp, thơm ngậy từ trứng, sữa được hòa quyện với lớp mứt hoa quả nhiều vị và lớp kem tươi béo ngậy bên ngoài, ăn cực kỳ ngon.

Advertisement

5.5. Mì Spaghetti sốt thịt bò

Đây là một món ăn phương Tây được làm từ bột lúa mì Durum. Ăn món này không chỉ cung cấp năng lượng, dinh dưỡng mà còn rất ngon và hấp dẫn. Sợi mì dai dai, mềm mềm, hòa quyện cùng nước sốt thịt bò băm thơm ngọt, đậm đà, ăn rất “đã miệng”.

Sợi mì spaghetti sốt thị bò thơm ngon
Sợi mì spaghetti sốt thị bò thơm ngon

6. Mua hạt lúa mì ở đâu? Giá bao nhiêu?

Lúa mì được bày bán rộng rãi trên thị trường. Khi có nhu cầu sử dụng loại hạt này bạn có thể tìm mua tại một số cơ sở uy tín như WinMart, Bách Hóa Xanh, Organic Center,… Thông thường, giá hạt của cây lúa mì thường dao động trong khoảng 100.000 – 300.000 đồng/kg, tùy loại.

7. Cách bảo quản hạt lúa mì như thế nào?

Lúa mì là một trong những loại hạt giàu dinh dưỡng. Do vậy, cần bảo quản hạt đúng cách để tăng thời gian sử dụng. Đầu tiên, khi mua hạt về, bạn cần phơi khô, hoặc sấy khô. Sau đó, sử dụng bao kín, túi zip, túi hút chân không, hũ thủy tinh,… để đựng hạt. Đem hạt để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Muốn lúa mì dùng được lâu hơn, có thể để hạt vào ngăn mát tủ lạnh.

Hy vọng Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã cung cấp cho bạn một số kiến thức nho nhỏ về hạt lúa mì. Đừng quên sử dụng loại hạt này mỗi ngày để nâng cao sức khỏe nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Hạt cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất