Khám phá một số tác dụng tuyệt vời của hạt kha tử

Nguyễn Mai 140

Kha tử là một loại cây mọc hoang, có tính ôn, vị đắng, cay và se. Một số dược tính tốt của cây giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời của hạt kha tử nhé! 

1. Cây kha tử là gì?

Cây kha tử thuộc họ Bàng, còn có tên gọi là cây chiêu liêu, kha lê, kha lê đặc,… Đây là một dược liệu quý, thân gỗ, cao từ 15 – 20m. Lá có cuống ngắn, mọc đối nhau. Hoa có màu trắng, mùi thơm, mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hình trứng, có 2 đầu nhọn, 5 cạnh dọc, dài khoảng 3 – 5cm. Vỏ quả màu nâu nhạt. Hạt cứng, có vị chua, chát, thịt khá dày. Thời gian thu hoạch quả chín thường vào tháng 6 đến tháng 8. Để hạt có chất lượng tốt, nên chọn quả kha tử già, chín, vỏ màu vàng ngà, thịt chắc.

Cây kha tử là dược liệu quý thân gỗ
Cây kha tử là dược liệu quý thân gỗ

Kha tử mọc chủ yếu ở ven sông suối, chân núi, hay dọc đường đi. Nó thường phát triển ở địa hình bằng phẳng, đôi khi mọc cả trên đất cát, đất pha sét. Cây có thể chịu lạnh, khô, chịu lửa, thường phân bố tại một số tỉnh miền Nam nước ta. Trên thế giới, kha tử trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc,…

Quả kha tử khô được dùng làm dược liệu trong nhiều bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, để có được loại quả này, người ta cần thu hoạch quả tươi, đem rửa sạch rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô. Sau đó, đem đi bảo quản trong túi kín, chai lọ, để nơi thoáng mát, khô ráo. Khi dùng, đem rửa lại với nước, sao khô, loại bỏ hạt và dùng thịt kha tử. 

2. Giá trị dinh dưỡng có trong hạt kha tử

Kha tử chứa hàm lượng lớn hợp chất phenolic là tannin, acid phenolic và flavonoid. Thành phần tannin trong quả này chiếm tới 20% đến 40%. Khi quả khô hẳn, tannin có thể chiếm tới 51,3%. Ngoài ra, loại quả này cũng chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào.

Hạt kha tử chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe
Hạt kha tử chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe

3. Hạt kha tử có những tác dụng gì?

Như đã biết, kha tử chứa rất nhiều phần dược tính có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của loại quả này:

  • Có thể tiêu diệt virus acid phenolic, HPV,… nhờ đó, hỗ trợ điều trị ho, cảm cúm, viêm họng, khản tiếng
  • Ức chế sự hoạt động của một số virus, vi khuẩn như virus ảnh hưởng hệ miễn dịch, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu,…
  • Điều trị kiết lỵ, tiêu chảy, co thắt dạ dày, trợ tim,…
  • Hạn chế chứng đổ mồ hôi trộm, xích bạch đới, trĩ nội,…
  • Giúp làm đẹp da, trị mụn,…

4. 9 bài thuốc quý từ hạt kha tử trong dân gian

Là nguồn dược liệu quý, kha tử được sử dụng phổ biến trong Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc từ loại quả này:

4.1. Chữa ho, khản tiếng, viêm họng

Để chữa bệnh, bạn cần chuẩn bị kha tử kết hợp với cam thảo và cát cánh. Đem rửa sạch các loại dược liệu này, rồi sắc với nước tinh khiết và đồng tiện tinh khiết. Sắc tới khi nào lượng nước rút một nửa thì tắt bếp, dùng uống liên tục 10 ngày để thấy hiệu quả.

4.2. Chữa ho hen, khàn giọng

Bạn cần chuẩn bị kha tử kết hợp với hạnh nhân và cam thảo. Đem hỗn hợp này đi rửa sạch, rồi sắc với nước, tới khi nào lượng nước rút xuống một nửa thì tắt bếp. Nên uống liên tiếp trong khoảng 10 ngày, mỗi ngày một thang và chia 3 lần uống. 

Hạt kha tử chữa ho khan khàn cổ
Hạt kha tử chữa ho khan khàn cổ

4.3. Chữa tiêu chảy, trĩ nội, lỵ mãn tính

Để chữa bệnh, đầu tiên, bạn cần chuẩn bị kha tử kết hợp với hoàng liên, mộc hương. Đem kha tử đi rửa sạch cùng muối loãng, phơi khô trong bóng râm rồi tán bột mịn. Khi dùng, lấy 3 – 6g bột kha tử trộn cùng các dược liệu, rồi pha nước ấm, uống mỗi ngày, lượng dùng 3 lần/ngày.

4.4. Chữa ngộ độc thực phẩm

Bạn cần chuẩn bị kha tử nướng chín, bỏ hạt kết hợp với hoàng tiễn, mộc hương. Đem hỗn hợp đi rửa sạch, phơi khô, rồi tán thành bột mịn. Sau đó, dùng bột pha với nước và uống, ngày uống 3 lần, duy trì trong khoảng 10 ngày để thấy kết quả. 

4.5. Chữa vết thương lõm, sâu quảng

Để chữa bệnh, bạn cần chuẩn bị kha tử rửa sạch kết hợp với quả ngũ bội tử, thanh đại, giáng hương. Đem hỗn hợp dược liệu nghiền thành bột mịn, trộn cùng dầu mè lượng vừa đủ, sau đó, bôi lên vết thương. Nên bôi từ 2 đến 3 lần đến khi nào khỏi thì thôi.

4.6. Chữa trẻ em ho đờm

Để chữa bệnh này ở trẻ, bạn cần nướng kha tử tới khi có mùi thơm, rồi cho vào cốc, dùng chung với nước ấm. Có thể thêm chút muối vào, khuấy cho tan và ngậm một lúc, sau đó uống từ từ. Ngày nên uống 1 lần, dùng liên tục tới khi có hiệu quả.

Hạt kha tử giúp chữa ho đờm ở trẻ em hiệu quả
Hạt kha tử giúp chữa ho đờm ở trẻ em hiệu quả

4.7. Chữa thổ tả do tâm tỳ loạn đau, lạnh

Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm có kha tử, hậu phát, cam thảo, phục linh, lương khương, can khương, trần bì, thần thúc, thảo quả, mạch nha. Đem hỗn hợp đi nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi khi dùng, pha 6g bột với nước ấm, uống ngày 2 lần đến khi khỏi.

4.8. Chữa trĩ lậu, ruột sôi, tiêu chảy 

Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm có kha tử, quất hồng, cúc tù xá, cam khương. Đem hỗn hợp trên đi nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng, lấy từ 3 – 6g bột pha chung nước ấm. Ngày uống 2 lần, sử dụng liên tục tới khi có kết quả. 

4.9. Chữa ho, viêm họng với kha tử ngâm mật ong

Một trong những bài thuốc đơn giản giúp chữa ho và viêm họng tốt, đó là dùng kha tử ngâm mật ong. Bạn chỉ cần rửa sạch quả, để ráo nước, rồi cho vào hũ thủy tinh. Tiếp tục đổ mật ong vào, đậy kín, ngâm trong 2 – 3 tháng. Mỗi lần dùng, lấy dược liệu ngậm trong miệng, nhai phần thịt quả, ngày dùng 3 lần. 

Advertisement

Kha tử ngâm mật ong chữa ho hiệu quả
Kha tử ngâm mật ong chữa ho hiệu quả

5. Nên sử dụng hạt kha tử khô hay tươi?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng kha tử khô sẽ tăng khả năng điều trị một số loại bệnh. Khi loại quả này càng khô, hàm lượng tannin trong quả càng tăng cao. Hợp chất này giúp kháng sinh tự nhiên, rất tốt cho cơ thể.

6. Những lưu ý khi sử dụng hạt kha tử

Tuy có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng kha tử như:

  • Với những người tích tụ nhiệt thấp, mắc hội chứng ngoại cảnh thì không nên sử dụng kha tử
  • Những người mới táo bón, cảm ngoại tà không nên sử dụng loại dược liệu này
  • Chưa có nghiên cứu về việc kha tử dùng được cho phụ nữ mang thai, vì vậy, đối tượng này cần cẩn trọng khi dùng dược liệu
  • Kha tử có thể tương tác với một số thành phần trong thuốc Tây y
  • Nếu gặp tình trạng dị ứng, đau đầu, buồn nôn,… khi dùng kha tử thì nên ngừng ngay và đến cơ sở y tế thăm khám

7. Hạt kha tử mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Trên thị trường, bạn có thể tìm mua kha tử ở rất nhiều địa chỉ khác nhau. Tuy nhiên, cần lựa chọn kỹ lưỡng để mua được loại quả chất lượng tốt. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm, bạn có thể tham khảo một số cơ sở uy tín như: Thảo dược Thanh Bình, Thảo dược An Quốc Thái,… Thông thường, giá kha tử dao động trong khoảng 350.000 – 400.000 đồng/kg.

Hy vọng Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã cung cấp được cho bạn những thông tin bổ ích về hạt kha tử. Đừng quên sử dụng loại hạt này hợp lý để nâng cao sức khỏe của mình nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Hạt cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất