Đặc điểm của lá bồ công anh và các công dụng đáng kinh ngạc đối với sức khỏe của thảo dược này

Nguyễn Mai 147

Lá bồ công anh rất quen thuộc với nhiều người bởi sự có mặt ở hầu khắp mọi nơi. Ít ai biết được đây là một nguyên liệu có trong những bài thuốc cổ truyền để cải thiện các vấn đề về sức khỏe. Bạn đọc hãy tìm hiểu rõ hơn về loại thảo dược này trong bài viết sau đây nhé.

1. Đặc điểm chung của cây bồ công anh

Loại cây này còn được gọi là rau lưỡi cày, diếp hoang, rau bồ cóc hay mũi mác. Có tên khoa học là Lactuca indica L. Cây bồ công anh thuộc thân thảo, tuổi thọ ngắn chỉ 1 – 2 năm. Dưới đây là một số đặc điểm chung của cây này:

  • Thân cây nhẵn, nhỏ, cao khoảng 1 đến 2m, mọc thẳng đứng, có màu đốm tía
  • Lá bồ công anh mọc so le, có nhiều hình dạng khác nhau, thân và lá chứa nhựa trắng như sữa, vị đắng
  • Hoa màu vàng hoặc tím, đều được dùng trong y học cổ truyền, mọc thành từng cụm, nở vào khoảng tháng 6, 7 hàng năm và kết thúc vào tháng 9
  • Quả bồ công anh có màu đen, tiết dịch nhựa mỗi khi bấm tay vào quả
  • Thời điểm thích hợp trồng cây là tháng 3, 4 hoặc tháng 9, 10, sau 4 tháng là có thể thu hoạch, cây có thể trồng bằng hạt
  • Lá bồ công anh sau khi thu hoạch có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô và cất đi dùng dần mà không cần qua công đoạn chế biến nào
Đặc điểm chung của cây bồ công anh
Đặc điểm chung của cây bồ công anh

2. Thành phần hóa học có trong lá cây bồ công anh

Theo nghiên cứu, loài cây này chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe bao gồm 91.8% nước, 3.4% protid, 2.9% chất xơ, 1.2% tro và 1.1% glucid. Thêm vào đó, còn chứa các thành phần dinh dưỡng nhiều hơn hẳn so với rau dền, rau diếp, và các loại rau thơm khác. Các nguyên tố vi lượng, vitamin và khoáng chất như: carotene, vitamin A, B, C, sodium, magie, tinh bột, chất béo. 

3. Lá cây bồ công anh có tác dụng gì?

Lá bồ công anh có tác dụng gì?
Lá bồ công anh có tác dụng gì?

Loài cây này được chứng minh là có công dụng chữa bệnh, được gọi với tên là bồ công anh Trung Quốc. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng núi cao, nhưng hiện nay đã được trồng ở nhiều vùng khác để ứng dụng làm thuốc chữa bệnh. Những tác dụng của cây mà bạn nên biết:

  • Bồ công anh sở hữu nhiều canxi và chất chống oxy hóa nên giúp bạn bảo vệ xương, ngăn ngừa sâu răng, cao huyết áp, chứng co thắt cơ, thiếu hụt canxi
  • Bồ công anh cung cấp khoảng 500% giá trị vitamin K hàng ngày cho cơ thể nên giúp ngăn ngừa thiếu hụt chất nà y, thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, đảm bảo chức năng não bộ
    Advertisement
  • Vitamin và dưỡng chất có trong bồ công anh giúp thanh lọc gan, giảm sưng, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
  • Trà bồ công anh giúp loại bỏ lượng đường dư thừa trong cơ thể, chữa trị bệnh tiểu đường
  • Sáp bồ công anh có tác dụng sát trùng da, diệt nấm, loại bỏ vi khuẩn trên da, giảm ngứa
  • Trong bồ công anh chứa nhiều chất oxy hóa, giúp ngăn ngừa các loại tổn thương tế bào, từ đó chống lại sự phá hủy gốc tự do, hạn chế nguy cơ ung thư
  • Lá bồ công anh cung cấp nhiều chất xơ, giúp đường tiêu hóa và sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ béo phì, các bệnh về tim mạch
  • Một ly trà bồ công anh chứa 100% giá trị vitamin A hàng ngày cho cơ thể, giúp đôi mắt khỏe mạnh, ngăn ngừa lão hóa nhanh, viêm đường hô hấp
  • Rễ cây bồ công anh có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy quá trình thải độc gan
  • Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, chứng rối loạn bàng quan

Ngoài ra, loại cây này còn được làm rau thơm để cho vào thực đơn hàng ngày, làm nước uống, trà bổ dưỡng, chế biến thành các món ăn ngon như: salad, nước sốt, kết hợp với hải sản và mì ống,… 

4. Chia sẻ các bài thuốc chữa bệnh từ lá bồ công anh

Với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà chúng tôi đã trình bày ở trên, thì dược liệu này được sử dụng thế nào? Theo đó, bồ công anh được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian sau đây:

4.1. Chữa tắc tia sữa và sưng vú

Bài thuốc này được thực hiện như sau: Bạn dùng 20g lá bồ công anh đem đun với nước uống hàng ngày. Hoặc có thể sử dụng 30 đến 40g lá tươi rửa sạch và cho thêm ít muối vào, giã nát rồi chắt lấy nước uống. Phần bã đem đắp lên vị trí vú sưng đau. Thông thường, chỉ cần áp dụng 2 – 3 lần là thấy hiệu quả rõ rệt.

4.2. Điều trị đau dạ dày

Lá bồ công anh chữa đau dạ dày
Lá bồ công anh chữa đau dạ dày

Bạn dùng 20g lá bồ công anh khô, 15g khôi tía khô và 10g khổ sâm khô. Đem tất cả dược liệu sắc cùng với khoảng 1 lít nước, đến khi dung dịch cạn còn khoảng 400ml nước thì tắt bếp. Chắt nước thuốc và uống hết trong ngày. Áp dụng trong 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày và lặp lại chu kỳ như trên cho đến khi khỏi bệnh.

4.3. Chữa ăn uống khó tiêu, hay bị mụn nhọt

Bài thuốc này được thực hiện rất đơn giản, bạn dùng 10 đến 15g lá bồ công anh khô, 600ml nước lọc, tương đương với 3 bát con. Đem hỗn hợp đi sắc cho đến khi cạn còn 200ml nước, tương đương với một bát thì tắt bếp. Chắt nước thuốc rồi uống, áp dụng liên tục trong 3 đến 5 ngày hoặc dài hơn, tùy theo tình trạng bệnh.

Nước bồ công anh chữa ăn uống khó tiêu
Nước bồ công anh chữa ăn uống khó tiêu

4.4. Bài thuốc giải rắn độc cắn, trị mụn

Tại vị trí mọc mụn hay rắn độc cắn, sau khi hút hết độc tố thì bạn tiến hành bài thuốc bằng bồ công anh như sau: Lấy lá tươi giã nát, cho thêm một ít muối rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Sau đó, sử dụng gạc băng vết thương lại. Áp dụng bài thuốc mỗi ngày một lần, liên tục trong một tuần.

5. Cần lưu ý gì khi sử dụng lá bồ công anh

Tuy là một dược liệu lành tính và an toàn, nhưng vẫn sẽ có tác dụng phụ có thể xảy ra khi bạn dùng loại cây này. Dưới đây là một vài điều bạn cần lưu ý khi sử dụng lá bồ công anh:

  • Trong thời gian chữa bệnh bằng dược liệu này bạn cần theo dõi những phản ứng của cơ thể như mẫn cảm, viêm da,… Nếu xuất hiện các triệu chứng này, bạn cần ngưng sử dụng ngay và đến thăm khám ở các cơ sở y tế
  • Phụ nữ có thai hay đang cho con bú, trẻ em không sử dụng bồ công anh
  • Những người mẫn cảm với các thành phần của bồ công anh, mắc hội chứng ruột kích thích hay tắc ruột cũng không được dùng dược liệu này
  • Cần phải bảo quản bồ công anh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm và ánh mặt trời trực tiếp chiếu vào
Cần bảo quản bồ công anh ở nơi khô ráo, thoáng mát
Cần bảo quản bồ công anh ở nơi khô ráo, thoáng mát

6. Mua lá bồ công anh ở đâu?

Vì là một loại dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Do đó, rất nhiều người muốn tìm mua lá bồ công anh đã được sơ chế và xử lý lớp dịch mủ đã khô của côn trùng. Bởi loại cây này thường thu hút rất nhiều sâu bọ có độc tính bám vào lá và rễ cây. Tại Hà Nội, bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng thuốc đông y lớn, nhà thuốc nam mua với giá 150.000 đồng/kg bồ công anh nguyên lá khô.

Mua lá bồ công anh ở đâu?
Mua lá bồ công anh ở đâu?

7. Có thể trồng cây bồ công anh ở nhà được không?

Đây là loài cây có hoa rất đẹp và mang nhiều ý nghĩa, nên nhiều người thắc mắc có trồng được ở nhà không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể trồng và chăm sóc cây bồ công anh tại nhà. Loại cây này rất dễ trồng trong nhiều điều kiện đất khác nhau. Cây bồ công anh trồng ở nhà, trong chậu, thường được gieo từ hạt giống. 

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về lá bồ công anh. Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, mà loại cây này còn là thành phần trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Cảm ơn độc giả đã đón đọc các bài viết của Tuổi trẻ và Sắc đẹp.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất