Củ ráy: Thực hư cây dân dã có công dụng trị bệnh ra sao?

Nguyễn Mai 247

Củ ráy thường bị nhiều người “xa lánh” bởi chúng có thể gây ngứa cho người sử dụng. Tuy nhiên, đây lại là một vị thuốc dùng để điều trị một số bệnh vô cùng hiệu quả. Thế nhưng, chỉ cần bạn nắm rõ về cách dùng cũng như tác dụng phụ của chúng là đã có thể hoàn toàn an tâm sử dụng vị thuốc này. Vậy thực hư công dụng của củ ráy là gì? Mời bạn hãy cùng đọc bài viết dưới đây do Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp nhé!

1. Củ ráy là gì?

Cây ráy là một loài thực vật mọc hoang được tìm thấy ở những vùng đất ẩm thấp. Cũng chính vì vậy, chẳng mấy ai ngờ rằng loài cây dại này lại có nhiều tác dụng chữa bệnh đến vậy. Dân gian thường dùng củ ráy để trị bệnh gút, giảm sốt, mụn nhọt và chữa đau nhức xương khớp do phong tê thấp.

1.1. Đặc điểm

Cây ráy có tên gọi khác là cây ráy dại, dã vu… tên khoa học là Alocasia odora, thuộc họ Ráy. Cây ráy là loài thực vật thân mềm, cây cao khoảng 0,3 – 1,4 mét, phần dưới mọc bò và phần trên mọc thẳng đứng. Rễ cây ráy phát triển thành hình củ dài, củ chia thành nhiều đốt ngắn và có vảy màu nâu.

Lá cây to, rộng 8 – 45cm, dài khoảng 10 – 50cm, phiến lá hình tim, mép nguyên hoặc hơi lượn. Phần cuống lá dài 15 – 120cm, bông mo chứa hoa cái mọc ở phần gốc, hoa đực mọc ở phía trên cao. Cây ráy có quả mọng, hình trứng và khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ.

Củ ráy có phần vỏ chia thành nhiều đốt, vảy ngắn màu nâu
Củ ráy có phần vỏ chia thành nhiều đốt, vảy ngắn màu nâu

1.2. Thu hoạch

Thông thường, người ta sẽ thu hoạch cây khi tuổi cây được 2 – 3 năm. Khi đó, người ta sẽ đào cả cây lên rồi đem rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rễ con rồi cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó dùng tươi hoặc phơi khô. Vì củ ráy có chất gây ngứa nên khi chế biến cần đeo bao tay để tránh tình trạng chạm vào khiến ngứa ngáy, kích ứng da.

1.3. Phân bố

Hiện nay, cây ráy được mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp, có nhiều nước, bùn lầy được phân bố nhiều nơi trên nước ta. Ngoài ra, cây còn xuất hiện ở một số quốc gia khác trên thế giới như Lào, Campuchia, Trung Quốc và các quốc gia châu Úc.

Cây ráy có lá to, thân mềm

2. Củ ráy ăn được không?

Bạn không nên ăn trực tiếp củ ráy tươi chưa qua chế biến bởi chúng sẽ gây nên tình trạng rát miệng, ngứa rát cổ họng. Đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc khi nhầm lẫn giữa cây ráy với cây dọc mùng. Do đó, khi tìm kiếm cây ráy tươi bạn cần phải phân biệt cẩn thận để tránh nhận nhầm. Nhìn từ bề ngoài, cây ráy trông khá giống với cây dọc mùng hay cây khoai nước.

3. Thành phần dinh dưỡng có trong củ ráy

Trong cây ráy có chứa các thành phần dinh dưỡng như chất béo lipid, chất xơ, nước, carbohydrate, protein, calo cùng một số loại vitamin và khoáng chất khác bao gồm vitamin B1, B2, C, E, canxi, sắt, natri, kali, kẽm và magie.

Ngoài ra, trong cây ráy còn chứa thành phần vitamin A, D2, retinol, trygochin, isotrygochi, campestrol và các men beta glucosidase. Theo nhiều nghiên cứu khác, cây ráy còn chứa men polyphenol oxidase cùng nhiều loại sterol, lectin khác nhau và chất gây ra kích ứng đó là oxalate canxi.

Củ ráy có chứa tổng hợp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Củ ráy có chứa tổng hợp nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể

4. Củ ráy có những tác dụng gì?

Củ ráy có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như bệnh gút, mụn nhọt ngoài da, sốt cao hay đau nhức xương khớp. Ngoài ra, loại củ này còn có một số tác dụng khác phải kể đến như:

  • Kháng côn trùng, rắn cắn
  • Trị bỏng hay các vết thương ngoài da
  • Chữa sưng tay chân, giải ngứa lá Han
  • Thanh nhiệt, giải độc
  • Tiêu đờm, bình suyễn
  • Chữa cảm hàn, giảm đau
  • Chữa ghẻ, mề đay, chàm

5. 10 bài thuốc chữa bệnh từ củ ráy

Với các tính vị, thành phần được ghi nhận từ y học, củ ráy được nhận xét tốt qua nhiều tác dụng mà chúng mang lại cho cơ thể. Chính vì vậy, loại củ này được ứng dụng và điều chế thành nhiều bài thuốc chữa bệnh mang lại hiệu quả cao.

5.1.  Bài thuốc chữa mụn nhọt từ cây ráy

Để mau chóng khắc phục tình trạng mụn nhọt gây đau đớn, khó chịu, bạn chỉ cần chuẩn bị 60g củ nghệ cùng 100g củ ráy. Sau đó, bạn hãy đem những vị thuốc trên rửa sạch và để ráo nước rồi cho dầu vừng vào nấu nhừ.

Khi chín, cho thêm một ít dầu thông và sáp ong và khuấy đều, để nguội. Sử dụng bằng cách lấy cao phết lên giấy bổi rồi dán lên vùng da bị mụn nhọt. Bằng cách này, bạn sẽ thấy nhân mụn nhọt được hút ra và giảm sưng tấy hơn hẳn.

Áp dụng bài thuốc từ cây ráy để chữa viêm da cơ địa
Áp dụng bài thuốc từ cây ráy để chữa viêm da cơ địa

5.2. Bài thuốc điều trị bệnh gút từ cây ráy

Bệnh gút gây ra phiền toái và khiến người bệnh chịu ít nhiều đau đớn. Bạn có thể khắc phục căn bệnh này đơn giản với chuột hột già (khô), củ ráy phơi khô mỗi vị 20g. Bạn đem tất cả các nguyên liệu trên đi sao vàng, sắc uống hàng ngày đến khi thấy tình trạng thuyên giảm.

5.3. Bài thuốc điều trị chứng viêm khớp dạng thấp

Bạn có thể khiến các cơn đau do viêm khớp hoành hành chỉ với công thức nhỏ trong bài thuốc sau. Bạn hãy chuẩn bị chuối hột khô, lá lốt khô và củ ráy mỗi vị 20g. Tiếp đó, bạn đem tất cả các nguyên liệu sắc thành thuốc, duy trì sử dụng mỗi ngày 1 thang để nhanh chóng đạt hiệu quả.

5.4. Bài thuốc chữa ngứa do lá Han

Nếu bạn đang gặp phải tình trang ngứa do lá Han, bạn có thể chuẩn bị một nguyên liệu duy nhất là củ ráy để thực hiện bài thuốc sau. Bạn đem củ ráy cắt làm đôi, sau đó xát trực tiếp vào vùng da bị ngứa. Bạn cần kiên trì lặp lại đến khi tình trạng khỏi hẳn thì ngừng.

Ráy có tác dụng làm giảm ngứa do lá Han gây nên

5.5. Bài thuốc chữa sốt cao, bệnh cảm hàn

Thực hiện bài thuốc này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu 1 củ ráy tươi. Sau đó, cắt đôi củ rồi dùng 1 nửa chà khắp lưng và mu bàn tay để hạ thân nhiệt. Nửa củ còn lại, bạn đem đi thái mỏng rồi sắc lấy 1 bát thuốc để uống. Bạn chỉ cần thực hiện bài thuốc này 5 lần bệnh sẽ mau khỏi.

5.6. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh chàm da

Trong dân gian, người ta thường truyền nhau bài thuốc này để điều trị bệnh chàm da một cách hiệu quả. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 1 con bọ hung, 10g diêm sinh, củ ráy tươi và 1 chén dầu lạc. Tiếp theo, bạn cần khoét 1 lỗ trên củ rá, đem bọ hung nướng thành than, tán bột rồi trộn cùng với diêm sinh.

Sau đó, đổ chén dầu lạc đã chuẩn bị vào chỗ khoét trên củ, đun khoảng 15 phút rồi đợi dầu nguội, dùng lông gà sạch tẩm hỗn hợp thoa lên vùng da bị chàm. Bạn chỉ cần thực hiện ngày 1 lần, duy trì trong vòng 5 ngày sẽ thấy da hết ngứa và hồi phục nhanh chóng.

5.7. Bài thuốc chữa viêm da cơ địa

Bài thuốc sau được nhiều người sử dụng để chữa viêm da cơ địa mà bạn có thể tham khảo. Bạn hãy chuẩn bị 50g ráy, 250ml dầu trẩu, 30g hồng đơn. Sau đó, đem rửa sạch, thái mỏng củ rồi đun sôi với dầu trẩu đến khi cháy đen thì bỏ bã.

Tiếp đó, cho hồng đơn vào rồi khuấy đều tay, đun trên nền lửa nhỏ cho đến khi hồng đơn chảy ra. Khi cao còn nóng, vừa phun thêm nước vừa khuấy để khử độc tố trong cao. Trước khi sử dụng lên da, bạn cần vệ sinh vùng da cần được điều trị trước rồi thoa cao mỗi ngày 1 lần.

Áp dụng bài thuốc từ cây ráy để chữa viêm da cơ địa
Áp dụng bài thuốc từ cây ráy để chữa viêm da cơ địa

5.8. Bài thuốc chữa bệnh gút từ củ ráy

Đây cũng là một bài thuốc bệnh gút từ củ ráy nhưng được áp dụng với công thức khác cho bạn tham khảo. Bạn hãy chuẩn bị 4g ráy, 1g khổ qua, 2g tỳ giải, 3g chuối hột rừng. Tiếp theo, bạn đem các dược liệu trên đi sao vàng hạ thổ, cứ mỗi 10g thuốc đóng thành 1 gói. Mỗi lần sử dụng bạn cần hãm 2 – 3 gói lấy nước uống, kiên trì dùng đến khi triệu chứng thuyên giảm

5.9. Bài thuốc chữa cao huyết áp do thận, béo phì

Bạn hãy chuẩn bị ráy cùng chuối hột sắp chín, sau đó đem ráy đi gọt vỏ, thái mỏng thành từng lát và ngâm trong nước gạo khoảng 3 tiếng. Tiếp theo, bạn đem nguyên liệu rửa sạch lại lần nữa, phơi khô và sao qua. Bạn đong ⅓ nắm củ và 1 nắm chuối hột rừng sắc cùng 1 lít nước đến khi cô lại còn khoảng 1 chén, chia thành 2 lần uống hết trong ngày.

5.10. Bài thuốc hỗ trợ chữa trị đau nhức gân

Củ ráy, đương quy mỗi thứ bạn chuẩn bị 8g cùng 10g ráng bay, 20g thổ phục linh, 6g bạch chỉ. Bạn đem tất cả các dược liệu trên sắc thành thuốc, chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày sẽ thấy tình trạng bệnh tiến triển tốt.

Sử dụng cây ráy sẽ nhanh chóng giúp tình trạng đau nhức gân thuyên giảm

6. Cách chế biến món ăn từ củ ráy

Mặc dù cây ráy rất ngứa, tuy nhiên nếu như bạn biết cách chế biến thì chúng sẽ trở thành những món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Canh lá ráy có vị ngon ngọt của thịt gà, thêm cảm giác sánh lại của gạo sẽ khiến bạn mê mẩn từ lần thử đầu tiên.

Advertisement

Nguyên liệu:

  • 1 bát gạo trắng
  • Gà mái tơ (làm sẵn)
  • Hành khô
  • Hạt mắc khén
  • Lá cây ráy
  • Muối, mắm, hạt nêm

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lọc phần lá của cây ráy, bỏ phần gân lá ráy vì đây là phần chứa chất ngứa, sau đó rửa sạch
  • Bước 2: Cho lá đã lọc đem đi giã nhuyễn
  • Bước 3: Chặt nhỏ vừa mềm gà mái tơ, phi hành mỡ cùng gia vị vào rồi xào đến khi thịt gà chín
  • Bước 4: Cho nước săm sắp vào rồi đậy nồi lại đợi gà mềm
  • Bước 5: Cho gạo và lá ráy giã nhuyễn vào nồi gà đang sôi, khuấy đều liên tục để tránh bị vón cục
  • Bước 6: Khi gạo chín, bạn cho mắc khén vào đảo đều là xong

7. Cách chữa ngứa củ ráy

Trong trường hợp ăn củ ráy bị ngứa nhưng không quá nghiêm trọng, bạn vẫn có thể tiếp tục ăn uống bình thường và theo dõi tại nhà. Tốt nhất, bạn nên rửa sạch miệng kết hợp với việc uống nước lạnh, sữa hoặc nước đá, ngậm kem que để làm dịu niêm mạc miệng. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng tê cây, sưng miệng.

Ăn đồ lạnh có thể kịp thời khắc phục tình trạng ngứa do ráy
Ăn đồ lạnh có thể kịp thời khắc phục tình trạng ngứa do ráy

8. Mua củ ráy ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường thuốc nam có rất nhiều địa chỉ bán củ ráy bởi những tác dụng tuyệt vời mà cây thuốc này đem lại cho người dùng. Bạn có thể tìm mua cây ráy tại các cơ sở bán thảo dược, thuốc nam uy tín để đảm bảo được chất lượng và nguồn gốc rõ ràng.

Củ ráy khô đang được bán với giá khoảng 120.000 – 130.000 đồng/kg, củ tươi bán với giá khoảng 100.000 đồng/kg. Giá thành của củ dao động tùy thuộc vào chất lượng và nơi bán. Do đó, bạn có thể tham khảo để mua được loại củ phù hợp với mục đích sử dụng của mình nhất.

Củ ráy được bán nhiều tại các cửa hàng thuốc nam, hiệu thuốc Đông y

Tuy rằng củ ráy được sử dụng nhiều làm bài thuốc chữa bệnh, thế nhưng chúng có chứa chất gây ngứa, có thể kích thích niêm mạc miệng và cổ họng. Vậy nên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng loại củ này nhé! Hy vọng bài viết trên của Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu cũng như cách sử dụng của chúng.

Advertisement
Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất