Củ mài và những lợi ích bất ngờ có thể bạn chưa biết!

Nguyễn Mai 285

Có lẽ củ mài đã quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống thường ngày của nhiều người. Đây là một thành phần thường thấy trong các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về những lợi ích sức khỏe do loài thực vật này mang lại. Bài viết dưới đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thông tin về vấn đề này!

1. Củ mài là gì?

Củ mài hay còn được gọi với các tên khác như củ hoài sơn, củ chụp hay khoai mài, tùy vào mỗi vùng miền sẽ có cách gọi khác nhau. Củ mài được thu hái từ cây mài, tên khoa học là Dioscoreaceae Persimilis Prain Et Burk, thuộc họ củ Nâu.

Củ mài hay còn được gọi với các tên khác như củ hoài sơn, củ chụp hay khoai mài
Củ mài hay còn được gọi với các tên khác như củ hoài sơn, củ chụp hay khoai mài

1.1. Đặc điểm

Củ mài là một loại cây dây leo có hình trụ dẹt, phía đầu thuôn dần, dài khoảng từ 30 – 50cm, rễ ăn sâu xuống lòng đất khoảng 1 mét. Mỗi cây mài có khoảng 1 – 2 rễ củ mập, mặt ngoài của củ màu vàng nâu, nhẵn và chắc. Ruột trong củ có màu trắng ngà, không có xơ.

Thân cây nhẵn, lá mọc so le hoặc mọc đối xứng, phiến lá hình tim dài, đầu nhọn, phần cuống lá dài khoảng 1,5 – 3cm. Hoa mọc từng cụm ở kẽ lá, quả nang có 3 cánh rộng 2cm, hạt có cánh mỏng màu nâu. Mùa hoa nở vào tháng 5 – 7, mùa quả khoảng tháng 8 – 10 hàng năm.

1.2. Nguồn gốc và phân bố

Trên thế giới, củ hoài sơn thường được tìm thấy nhiều ở các quốc gia châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và tại nhiều nơi thuộc dãy núi Himalayas. Loài cây này được tìm thấy mọc tự nhiên ở các khu vực vùng rừng núi và những nơi có khí hậu nhiệt đới.

Tại Việt Nam, củ hoài sơn cũng xuất hiện nhiều và được sử dụng phổ biến. Hoài sơn được ghi nhận mọc hoang phổ biến ở các khu vực miền Bắc như Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Ninh, Hà Giang và một số tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Huế, Nghệ An.

1.3. Phân loại

Hiện nay, trên thế giới chỉ mới ghi nhận củ hoài sơn là một loại thực vật thuộc họ củ Nâu. Đây là một họ thực vật một lá mầm, các loài này được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam có lẽ là củ nâu, củ mài, khoai mỡ và củ từ. Trong môi trường tự nhiên, hiện có khoảng 750 – 785 loài trong 8 – 9 chi về họ thực vật này.

1.4. Mùa thu hoạch

Người dân có thể thu hoạch củ hoài sơn vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, miễn là chất lượng củ tại thời điểm đó đã đạt chất lượng sử dụng tốt. Tuy nhiên, mùa thu hoạch chính của loại củ này là mùa Thu Đông vì lúc này cây rụng lá và củ cũng đã trưởng thành. Củ mài sẽ được thu hái từ tháng 11 hàng năm cho đến tháng 4 năm sau bằng cách đào gốc và cắt bỏ những phần còn lại.

2. Thành phần dinh dưỡng có trong củ mài

Theo nghiên cứu, trong củ hoài sơn có chứa thành phần diosgenin – loại nguyên liệu tổng hợp một số steroid như progesterone và estrogen trong cơ thể. Không những vậy, giá trị dinh dưỡng của loài thực vật này cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Ngoài hàm lượng tinh bột dồi dào, củ hoài sơn còn chứa nhiều:

  • Vitamin C
  • Vitamin B1
  • Amylase
  • Axit amin
  • Glutamine

Một nghiên cứu khác lại cho thấy củ mài còn có đặc tính chống oxy hóa. Bên cạnh đó, chúng còn kèm theo một lượng lớn khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, đồng, mangan và selenium.

Theo nghiên cứu, trong củ hoài sơn có chứa thành phần diosgenin
Theo nghiên cứu, trong củ hoài sơn có chứa thành phần diosgenin

3. Những tác dụng đối với sức khỏe của củ mài

Trong y học cổ truyền, hoài sơn thường được sử dụng với tác dụng hỗ trợ điều trị những vấn đề rối loạn chức năng ở lá lách, phổi, dạ dày và thận. Trong nhiều trường hợp, hoài sơn còn được dùng như một bài thuốc dân gian để giải quyết một số tình trạng sức khỏe như chán ăn, tiêu chảy, ho khan, hen suyễn, tiểu đường, loét, mụn nhọt, áp xe, rắn cắn…

Bên cạnh những vấn đề trên, một số chuyên gia y học cổ truyền còn cho rằng củ hoài sơn có khả năng đối phó với các tình trạng:

  • Cáu gắt do mãn kinh
  • Khô âm đạo sau mãn kinh
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Viêm khớp dạng thấp, loãng xương
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa
  • Ho mãn tính
  • Vấn đề liên quan đến túi mật

Mặt khác, đặc tính chống oxy hóa của loại củ này cũng đóng góp không nhỏ trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh một số yếu tố như:

  • Stress oxy hóa
  • Hoạt động của các chất chống oxy hóa
  • Chỉ số cholesterol trong máu

Nhờ đó, chức năng thận và gan trong cơ thể cũng được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho rằng hoài sơn có công dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch và một số vấn đề sức khỏe mang tính nguy hiểm.

4. 7 bài thuốc chữa bệnh từ củ mài cực hiệu quả

Sử dụng củ hoài sơn với mục đích chữa bệnh hay chăm sóc sức khỏe cần phải tuân thủ nghiêm túc theo liều lượng cũng như cách dùng. Nếu áp dụng đúng cách, tác dụng mà củ mài đem lại cho sức khỏe cực kỳ hữu hiệu và an toàn.

4.1. Chữa suy nhược cơ thể do rối loạn tiêu hóa

Để chữa chứng suy nhược cơ thể do tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau đây. Bạn cần chuẩn bị 100g hoài sơn, 12 biển đậu, 12g ý dĩ, 6g vỏ quýt, 12g hạt sen, 16g sâm bố chính, 12g bạch truật, 10g hạt cau, 6g nam mộc hương. Sau đó, bạn đem sắc mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần và duy trì uống khoảng 7 – 10 ngày.

Củ mài có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe
Củ mài có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe

4.2. Chữa khó tiêu, ăn uống kém

Bài thuốc từ củ hoài sơn sau chuyên dùng trong việc điều trị khó tiêu, ăn uống kém. Bạn hãy chuẩn bị 100g hoài sơn, 30g xuyên tiêu, 30g đường trắng, 100g khiếm thực, 1000g gạo nếp. Sau đó, bạn đem gạo ngâm qua đêm, để khô rồi rang chín, tán thành bột mịn.

Tiếp đó, bạn hãy đem xuyên tiêu, khiếm thực và củ hoài sơn đi sao qua, tán bột. Trộn đều hai hỗn hợp bột với nhau, mỗi lần lấy dùng khoảng 30 – 60g pha với nước sôi cùng một ít đường trắng. Bạn nên kiên trì sử dụng đến khi tình trạng tiêu hóa thuyên giảm hẳn.

4.3. Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ cần được khắc phục sớm. Mẹ hãy chuẩn bị 20g hoài sơn, 10g biển đậu, 1 lòng đỏ trứng gà, 20g đường trắng, 50g gạo. Sau đó, bạn đem sấy khô củ hoài sơn, gạo và biển đậu xay thành bột. Luộc trứng bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát, trộn đều.

Tiếp theo, bạn cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, thêm 200ml nước đun trên nền lửa nhỏ. Khi cháo chín, bạn cho thêm đường vào khuấy đều đến khi cháo sôi là được. Mẹ nên cho trẻ sử dụng mỗi ngày 1 lần, ăn liền tục trong 15 ngày.

4.4. Bồi bổ sức khỏe

Bạn có thể bồi bổ sức khỏe bằng cách chuẩn bị 50g hoài sơn, 200g khoai sọ, 50g gạo tẻ. Sau đó, bạn nấu tất cả các nguyên liệu kể trên thành cháo ăn trong ngày. Việc thường xuyên sử dụng món ăn này có tác dụng tăng cường thể lực, tăng cường chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc này cho người bị đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát hay phiền táo rất hiệu quả. Bài thuốc này hoàn toàn áp dụng cho người có thể trạng bình thường muốn tăng cường sức khỏe.

4.5. Chữa bệnh tiểu đường

Củ hoài sơn được xem là một loại thảo dược “khắc tinh” của bệnh đái tháo đường. Do đó, bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng bài thuốc sau đây. Bạn hãy chuẩn bị 180g củ mài, 40g phục linh, 90g liên tử, 350g ngũ vị tử, 300g thỏ ty tử.

Sau đó, bạn hãy đem tất cả các vị thuốc kể trên xay thành bột mịn rồi đem trộn với rượu và hồ làm thành thuốc dạng viên nhỏ như hạt đậu xanh. Bệnh nhân tiểu đường cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài, mỗi ngày dùng khoảng 50 viên với nước cơm.

Củ hoài sơn được xem là một loại thảo dược “khắc tinh” của bệnh đái tháo đường
Củ hoài sơn được xem là một loại thảo dược “khắc tinh” của bệnh đái tháo đường

4.6. Chữa mộng tinh, di tinh ở nam giới

Để chữa mông tinh, di tinh ở nam giới bạn chỉ cần lấy củ hoài sơn và quả chốc xôi sao vàng. Tiếp đó đem sắc cùng với nước, khi sôi đun lửa nhỏ khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Kiên trì sử dụng 2 lần/ngày sau khi ăn, bạn sẽ thấy tình trạng được cải thiện một cách rõ rệt.

Bên cạnh đó, nam giới cũng cần vệ sinh cơ thể đúng cách, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh nhằm bảo vệ sức khỏe. Bạn cũng cần tránh các vấn đề khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh lý.

4.7. Chữa đau lưng

Đau lưng là tình trạng mà nhiều người mắc phải, bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Để chữa đau lưng, bạn hãy chuẩn bị 10g hoài sơn, 12g đỗ trọng, 10g sơn thù du, 12g ba kích, 12g ngưu tất, 8g ngũ gia bì, 8g quế tâm, 8g độc hoạt, 8g cẩu tích, 6g phòng phong.

Sau đó, bạn hãy đem tất cả những dược liệu trên tán thành bột mịn và trộn với mật ong nguyên chất, nặn thành dạng viên nhỏ bằng hạt đậu. Sử dụng thuốc này uống khi bụng đói, mỗi lần uống 10 viên bạn sẽ thấy tình trạng đau lưng đỡ hẳn.

5. Những món ăn ngon được làm từ củ mài

Củ hoài sơn từ lâu đã là sản vật quý giá mà núi rừng ban tặng cho chúng ta. Đặc biệt, loại củ này cũng chiếm được rất nhiều cảm tình của người dân miền xuôi. Đó là do hoài sơn có thể tận dụng làm nguyên liệu chế biến cho nhiều món ăn độc đáo.

5.1. Củ mài luộc

Nếu bạn chưa từng một lần thử qua hoài sơn, món hoài sơn luộc là gợi ý đầu tiên nhất định bạn không nên bỏ qua. Củ hoài sơn chín thơm xen lẫn vị bùi bùi, chấm cùng chút mật mía thì ngon hết sảy. Dù món ăn này dân giã nhưng đảm bảo bạn sẽ nhớ nhung kể từ lần thử đầu tiên cho xem.

Nguyên liệu:

  • Củ hoài sơn
  • Muối tinh
  • Mật mía

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem củ hoài sơn ngâm rửa với nước muối hoặc dùng muối sát trực tiếp để giảm bớt vị chát và chất nhớt khó ăn
  • Bước 2: Đong một lượng nước cao hơn mặt củ khoảng 1 đốt ngón tay rồi đun tới khi sôi thì bật lửa nhỏ
  • Bước 3: Luộc đến khi vỏ củ nứt ra, sau đó dùng đũa xiên qua củ để xem củ đã chín chưa
  • Bước 4: Khi củ chín, bóc vỏ củ rồi chấm cùng với mật mía ăn rất ngon

5.2. Chè hoài sơn

Củ hoài sơn giòn bùi đem nấu cùng gạo nếp đẹp mắt, hòa quyện cùng với vị ngọt ngào của đường thốt nốt đã tạo nên món chè củ hoài sơn ngọt lành, thanh mát. Món chè này có thể được sử dụng để làm món ăn vặt, thích hợp cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn trong nhà.

Nguyên liệu:

  • 100g củ hoài sơn
  • 50g gạo nếp cẩm hoặc nếp than
  • 3 – 4 thìa cà phê đường thốt nốt
  • 2 lít nước lọc

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đầu tiên rửa sạch củ màu, sau đó đem gọt bỏ vỏ, cắt thành từng miếng tròn vừa ăn rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 20 phút
  • Bước 2: Đem gạo nếp cẩm đi rửa sạch, tiến hành ngâm trong nước khoảng 2 – 3 giờ
  • Bước 3: Đong lượng nước vừa phải vào nồi, bỏ gạo nếp cẩm vào và nấu chín
  • Bước 4: Khi gạo chín thì cho thêm củ hoài sơn vào đun chín cùng, tiếp tục bỏ đường thốt nốt vào và đun thêm khoảng 20 phút nữa là có thể tắt bếp
  • Lưu ý: Bạn nên sử dụng món chè củ hoài sơn thốt nốt này cùng với nước cốt dừa hoặc dừa vào để vị chè thêm phần hấp dẫn hơn
Chè củ mài
Chè củ mài

5.3. Củ hoài sơn kho

Tương tự như củ cà rốt hay củ cải, củ hoài sơn cũng là một trong những nguyên liệu vô cùng phù hợp trong các món kho. Bạn có thể kho loại củ này với bột nghệ hay đơn giản chỉ cần nêm nếm một chút nước tương vào món ăn. Món ăn không hề cầu kỳ, tốn công nhưng đảm bảo nhà bạn ai cũng gật gù khen ngon.

Nguyên liệu:

  • 200g củ hoài sơn (có thể thay đổi tùy nhu cầu)
  • 1 thìa cà phê bột nghệ
  • 1 thìa cà phê mạch nha
  • Tỏi
  • Gia vị gồm nước mắm, hạt nêm

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đầu tiên, đem củ hoài sơn đi rửa sạch để loại bỏ bùn đất, sau đó gọt bỏ vỏ và cắt thành từng miếng vừa ăn
  • Bước 2: Ngâm củ hoài sơn cùng với nước muối loãng trong khoảng 20 phút
  • Bước 3: Cho chảo lên bếp, phi thơm tỏi đã băm nhỏ rồi cho củ hoài sơn vào xào cùng, nêm nếm thêm gia vị
  • Bước 4: Sau đó cho thêm một ít tiêu và mắm đủ ăn vào, tiếp tục cho mạch nha và tiến hành kho củ hoài sơn trên nền lửa nhỏ
  • Bước 5: Khi món kho đã chín, củ hoài sơn mềm vừa ăn là hoàn thành món ăn

5.4. Cháo củ hoài sơn

Nếu bạn đã quá chán ngấy những món cháo được chế biến từ quá nhiều thịt, bạn đừng nên bỏ qua món cháo có sự kết hợp cân đối từ rau củ và thịt này. Cháo củ hoài sơn có vị ngọt man mát, thơm phức đủ để khiến cho bạn mê mẩn. Đây có lẽ cũng là một ý tưởng giải quyết băn khoăn của bạn khi không biết củ hoài sơn nấu món gì ngon.

Nguyên liệu:

  • 150g củ hoài sơn
  • 100g thịt heo (có thể thay đổi bằng loại thịt tùy ý thích)
  • 50g gạo tẻ hoặc gạo trắng thông thường
  • Hành tím, hành lá
  • Gia vị gồm nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem củ hoài sơn rửa sạch với nước rồi gọt loại bỏ phần vỏ và cắt thành khúc nhỏ vừa ăn
  • Bước 2: Tiếp đến, mang hoài sơn ngâm rửa cùng với nước muối loãng trong vòng 20 phút để giảm bớt vị chát, chất nhờn
  • Bước 3: Sơ chế sạch thịt heo rồi đem băm nhuyễn nhỏ, vo sạch gạo, đong nước vào và nấu thành cháo
  • Bước 4: Khi cháo sôi, bỏ hoài sơn vào nấu chín cùng, phi thơm hành tím rồi cho thịt băm vào đảo qua, nêm gia vị rồi cho vào hầm cùng cháo hầm khoảng 1 – 2 tiếng
  • Bước 5: Khi ăn, cắt thêm hành lá vào cháo để món ăn thêm phần dậy vị và đẹp mắt hơn

6. Mua củ mài ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay, củ mài là món đặc sản vùng miền được bày bán tại nhiều khu chợ, siêu thị hay cửa hàng thực phẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua củ hoài sơn dễ dàng trên các sàn thương mại thương mại điện tử uy tín như Shopee, Lazada… với giá thành hợp lý.

Trên thị trường đang bán củ mài với giá thành dao động khoảng từ 70.000 – 120.000 đồng/kg. Tùy từng loại, chất lượng củ cũng như địa chỉ cung cấp mà giá thành sẽ có sự khác nhau. Bên cạnh đó, bạn nên chọn mua hoài sơn tại những địa chỉ uy tín để tránh mua phải củ kém chất lượng, không ngon.

7. Những hình ảnh về củ mài

Như đã đề cập, vì củ hoài sơn có cùng họ với các loại củ như khoai mỡ, củ từ hay củ nâu. Do vậy, nếu bạn không phân biệt kỹ sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa các củ này với nhau. Một số hình ảnh về củ mài dưới đây do Tuổi trẻ và Sắc đẹp sưu tầm được sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết về loại củ này.

Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh

Như vậy, có thể thấy củ mài là một trong những loài thực vật đa chức năng với nhiều đóng góp trong việc hỗ trợ điều trị sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm được chiết xuất từ loại củ này, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để có thể sử dụng hiệu quả và an toàn nhất. Hy vọng bài viết trên của Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã giúp bạn hiểu hơn về loại củ này.

Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

0 ( 0 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất