Giải đáp thắc mắc từ A – Z về tác dụng của củ khúc khắc

Nguyễn Mai 414

Củ khúc khắc là một trong những vị thuốc quý được sử dụng phổ biến trong Đông y hiện nay. Tuy nhiên, loại củ này có công dụng cũng như cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp bạn nhé!

1. Giới thiệu về củ khúc khắc

Củ khúc khắc hay còn gọi là củ cun, dây kim cang, dây nâu, kim cang mỡ, tên khoa học là Heterosmilax Gaudichaudiana, thuộc họ Kim cang. Cây khúc khắc là một bài thuốc quý, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc và món ăn chữa bệnh.

1.1. Đặc điểm

Cây khúc khắc thuộc loài dây leo, thân không có gai và có rễ phát triển. Lá mọc so le, phiến lá hình trừng, mỗi lá có khoảng 6 gân, phần cuống dài kèm tua cuốn. Hoa mọc thành cụm hình tán ở nách lá, cuống dài, hoa có màu hồng và điểm đỏ.

Quả khúc khắc có bốn góc, hình cầu, quả sẽ chuyển sang màu đen khi chín, trong quả chứa 2 – 4 hạt màu nâu đỏ. Cây khúc khắc thường ra hoa vào tháng 5 – 6 và ra quả khoảng tháng 8 – 12 hàng năm.

Củ khúc khắc hay còn gọi là củ cun, dây kim cang, dây nâu, kim cang mỡ
Củ khúc khắc hay còn gọi là củ cun, dây kim cang, dây nâu, kim cang mỡ

1.2. Phân bố

Trên thế giới, loài cây thân leo này mọc hoang ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar. Tại Việt Nam, cây khúc khắc chủ yếu mọc hoang tại vùng trung du và đồi núi ở nước ta như Ninh Bình, Hòa Bình, Quảng Bình, Lạng Sơn, Hà Giang, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Thuận.

1.3. Phân loại

Trong chi khúc khắc có rất nhiều loại có tác dụng tương tự nhau, trong đó có 6 loài phổ biến ở Việt Nam. Đó là:

  • Khúc khắc lá dài
  • Khúc khắc lá trái táo
  • Khúc khắc lá khoai
  • Khúc khắc lá trái tim
  • Khúc khắc lá lốt
  • Khúc khắc thân lùn

1.4. Mùa thu hoạch

Thân rễ (củ) khúc khắc được thu hái quanh năm, tuy nhiên để củ đạt được dược tính tốt nhất thường thu hoạch vào mùa thu đông. Củ hình trụ dẹt, kích thước thường không đồng đều nhau, có nhiều chồi và rễ con mọc ra.

Mặt ngoài màu nâu, ruột trong màu trắng hoặc nâu đỏ nhạt, hình dáng tròn dài. Khi cầm vào có chất bột, cắt lát hơi dai và khó bẻ gãy, nhúng vào nước hơi dính và trơn.

2. Những tác dụng của củ khúc khắc đối với sức khỏe

Củ khúc khắc có nhiều tác dụng khác nhau giúp hỗ trợ sức khỏe cho người bệnh. Trong Đông y, khúc khắc có tính mát, vị ngọt, hơi nhạt. Do đó, người ta thường dùng để điều trị các bệnh về tiêu hóa kém, phong tê thấp, giải độc gan, chữa đau lưng, thanh nhiệt cơ thể…

Ngoài ra, củ khúc khắc còn sử dụng để chữa các bệnh da liễu như vàng da, mụn nhọt, viêm da cơ địa, nước ăn chân, vừa hiệu quả vừa an toàn. Hàm lượng glucocid, caroten, protein… trong khúc khắc còn giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng hoạt động của thận.

Củ khúc khắc có nhiều tác dụng khác nhau giúp hỗ trợ sức khỏe cho người bệnh
Củ khúc khắc có nhiều tác dụng khác nhau giúp hỗ trợ sức khỏe cho người bệnh

Không những vậy, loại củ này còn giúp đào thải axit uric, một trong những tác nhân gây nên bệnh gút qua tuyến mồ hôi, nước tiểu. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp làm giảm những cơn đau do bệnh gút cũng như ngăn chặn và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm.

3. 13 bài thuốc quý chữa bệnh từ củ khúc khắc

Dân gian tương truyền lại rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ củ khúc khắc. Bạn có thể tham khảo và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày để cải thiện sức khỏe và đem lại an toàn cho cơ thể.

3.1. Hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường

Để điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) bạn cần chuẩn bị 50 – 60g khúc khắc, 1 lá lách heo cho vào nồi và sắc lấy nước. Một liệu trình sẽ khoảng 15 ngày, bạn nên duy trì sử dụng 3 – 5 liệu trình sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đi rất nhiều.

3.2. Làm ổn định đường huyết

Bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để giúp làm ổn định đường huyết trong cơ thể. Bạn lấy khoảng 1 nhúm râu ngô và 20g khúc khắc sắc lên thành thuốc. Nên sử dụng đều đặn mỗi ngày hoặc chỉ cần sử dụng khoảng 60g khúc khắc khô và sắc loãng để uống mỗi ngày.

3.3. Hỗ trợ chữa trị bệnh nhân phong tê thấp

Để khắc phục tình trạng phong tê thấp, bạn hãy đem sắc 20g cốt toái cổ, 20g khúc khắc, 6g bạch chỉ, 6g đương quy, 8g thiên niên kiện. Sau đó bạn uống các vị thuốc trên mỗi ngày, kiên trì dùng khoảng 3 – 5 liệu trình (10 thang thuốc/ 10 ngày/ 1 liệu trình).

Dân gian tương truyền lại rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ củ khúc khắc
Dân gian tương truyền lại rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ củ khúc khắc

3.4. Giảm thiểu tình trạng viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng bệnh nếu để lâu có thể ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người bệnh. Bạn có thể khắc phục tình trạng này sớm và hiệu quả với 30g mã đề, 30g khúc khắc, 30g hạ khô thảo nam, 500ml nước lọc. Sau đó đem sắc đến khi cô còn khoảng 300ml, chia 4 lần/ngày.

3.5. Điều trị vảy nến

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng vảy nến, bạn hãy chuẩn bị 80g khúc khắc, 80g hạ khô thảo nam cùng 500ml nước lọc. Tiếp đó, bạn hãy sắc đến khi nào thuốc cô còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Sau đó bạn chia nhỏ thuốc thành 4 phần sử dụng vào 4 buổi trong ngày. 

3.6. Trị mụn nhọt

Bài thuốc sau sẽ giúp bạn điều trị mụn nhọt trên cơ thể một cách hiệu quả. Bạn hãy chuẩn bị vỏ núc nác, bồ công anh, kim ngân hoa, khúc khắc, cam thảo nam mỗi vị 20g đem sắc cùng 1 lít nước. Sau đó, chia đều ra sử dụng dần trong ngày và duy trì sử dụng đến khi tình trạng mụn nhọt đỡ hẳn.

3.7. Trị đau thần kinh tọa

Trong Đông y, bài thuốc sau chuyên sử dụng để điều trị đau thần kinh tọa. Bạn hãy chuẩn bị khúc khắc, dây đau xương, cỏ xước, cốt toái cổ, tang kí sinh mỗi vị thuốc một lượng bằng nhau. Đem tất cả nguyên liệu trên sắc thành 1 thang, sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.

3.8. Chữa rôm sảy

Bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi rôm sảy chỉ với củ khúc khắc. Bạn hãy đem khúc khắc sắc lên và tắm hoặc rửa vào những vùng da bị rôm sảy. Chỉ cần kiên trì sử dụng khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy tình trạng rôm sảy thuyên giảm một cách rõ rệt.

3.9. Chữa nước ăn chân

Nếu đang mắc phải tình trạng nước ăn chân, bạn hãy cho khoảng 20g rễ cây cỏ xước và khúc khắc rồi đun cùng nước. Khi đun xong, bạn hãy dùng nước này mỗi tối để ngâm chân, thực hiện thói quen này mỗi ngày sẽ khiến tình trạng đỡ hơn.

Advertisement

Tình trạng mẩn ngứa sẽ hoàn toàn biến mất với bài thuốc đặc trị từ củ khúc khắc
Tình trạng mẩn ngứa sẽ hoàn toàn biến mất với bài thuốc đặc trị từ củ khúc khắc

3.10. Điều trị viêm da mẩn ngứa

Tình trạng mẩn ngứa sẽ hoàn toàn biến mất với bài thuốc đặc trị từ củ khúc khắc sau. Bạn hãy chuẩn bị 20g dây kim ngân hoa, 15g dược liệu ké đầu ngựa, 30g củ cây khúc khắc. Bạn đem tất cả các nguyên liệu trên sắc nước và uống mỗi ngày. Kiên trì sử dụng thuốc liên tục 3 – 5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rất tốt.

3.11. Chữa trị viêm loét tá tràng, dạ dày

Bạn hãy chuẩn bị 16g bồ công anh, 16g thổ phục linh, 12g nghệ vàng, 12g kim ngân, 8g vỏ bưởi bung, 8g lá độc lực. Tiếp đó, bạn đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị sắc cùng với nước. Mỗi ngày dùng liệu lượng như vậy để khi tình trạng dạ dày và tá tràng được cải thiện.

3.12. Chữa viêm họng và viêm amidan cấp

Nếu thấy cơ thể xuất hiện tình trạng ho nhiều do viêm amidan cấp hoặc do viêm họng, bạn có thể tham khảo bài thuốc sau. Bạn hãy chuẩn bị đầy đủ 12g thổ phục linh, 20g sài đất, 12g sinh địa, 12 mạch môn cùng kim ngân hoa. Sau đó, bạn hãy sắc uống ngày một thang và dùng đến khi khỏi hẳn ho.

3.13. Kích thích tiểu tiện

Có khá nhiều người mắc phải tình trạng tiểu khó mà không biết khắc phục như thế nào, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ củ khúc khắc trong Đông y sau. Bạn hãy sử dụng khoảng 10 – 20g củ khúc khắc khô đem sắc thành thuốc. Bạn cần kiên trì uống hàng ngày thay cho trà sẽ có công dụng lợi tiểu.

4. Củ khúc khắc ngâm rượu có tác dụng gì?

Thông thường, chúng ta có thể thấy củ khúc khắc phát huy tối đa tác dụng dược tính dưới hình thức sắc thành thuốc hoặc đem đi ngâm rượu. Hơn nữa, hiệu quả mà loại củ này đem lại cho sức khỏe là vô cùng tuyệt vời. Đặc biệt, khúc khắc có thể đem tới những tác dụng sau đây nếu được ngâm cùng với rượu:

  • Giải độc, thanh nhiệt cơ thể
  • Kích thích tăng tiết tuyến mồ hôi
  • Hỗ trợ điều trị bệnh phong tê thấp, đau nhức xương khớp, thoái hóa xương khớp và chứng tê buốt
  • Điều trị mụn nhọt, bệnh vảy nến, nước ăn chân
  • Hỗ trợ chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa
Củ khúc khắc ngâm rượu đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe
Củ khúc khắc ngâm rượu đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe

5. Củ khúc khắc giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Hiện tại, củ khúc khắc tươi đang được bán với giá khoảng 140.000 đồng/kg và khoảng 100.000 đồng/kg đối với loại củ khô. Ngoài ra, bạn có thể tìm mua củ khúc khắc tại các phòng khám Y học cổ truyền hoặc các hiệu thuốc Đông y để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để mua được loại củ chất lượng, bạn nên tìm hiểu kỹ và tránh mua tại những địa chỉ trôi nổi, không có uy tín.

6. Những hình ảnh về củ khúc khắc

Dưới đây là một số hình ảnh về củ khúc khắc do Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã sưu tầm được cho bạn tham khảo:

Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh
Tổng hợp hình ảnh

Củ khúc khắc có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng trước khi áp dụng bạn vẫn nên tham khảo trước ý kiến từ thầy thuốc để sử dụng một cách an toàn và hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về loại củ này. Hãy thường xuyên cập nhật những bài viết mới nhất của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé!

 

Advertisement
Chuyên mục: Củ Và Rễ Cây

3.5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất