13 bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ cây xấu hổ hiệu quả sau 7 ngày

Nguyễn Mai 171

Cây xấu hổ là một loài cây quen thuộc mọc hoang ở mọi vùng quê Việt Nam. Cây mang đến nhiều lợi ích bất ngờ, đặc biệt có tác dụng chữa bệnh mất ngủ, lo âu và đau khớp hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về loài cây này.

1. Giới thiệu về cây xấu hổ

Câu xấu hổ thuộc họ đậu, tên khoa học Mimosa Pudica L và được gọi với các tên khác là cây mắc cỡ, cây e thẹn, cây thẹn, cây trinh nữ, hàm tu thảo. Cây có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ, là một loại cỏ dại nhiệt đới. Hiện tại, cây mọc mọi nơi trên thế giới, trong  đó có Việt Nam. Toàn bộ cây, bao gồm rễ, thân, cành lá đều được thu hoạch quanh năm để sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Cây xấu hổ là thực vật bụi mọc hoang ở mọi vùng quê Việt Nam
Cây xấu hổ là thực vật bụi mọc hoang ở mọi vùng quê Việt Nam

Xấu hổ là thực vật thân thảo mọc thành bụi lớn, khi còn non cây mọc thẳng đứng và khi trưởng thành mọc bò trườn trên mặt đất. Thân cây nhỏ chỉ cao khoảng 40cm, dài đến 1,5m, phân nhiều nhánh, có nhiều gai hình móc rất sắc nhọn. Lá cây hình lông chim hai lần kép, cuống lá dài 4cm, phủ nhiều lông, còn cuống phụ xếp lại thành hình chân vịt. Mỗi lá có từ 15 – 20 đôi lá chét, mỗi lần chạm nhẹ vào lá cụp và khép lại xuôi theo trục lá. 

Hoa xấu hổ nhỏ có màu tím đỏ hơi pha hồng, hình bầu dục, mọc từ nách lá. Khi càng lớn, cây càng nở hoa nhiều, thụ phấn nhờ côn trùng và gió. Quả hình ngôi sao, mọc lại thành chùm, dài khoảng 2 – 3mm. Phần giữa quả thắt lại, có lông cứng ở mép hạt và hạt bên trong.

2. Thành phần hóa học có trong cây xấu hổ

Theo các nghiên cứu khoa học, thân xấu hổ chứa thành phần Alcaloid. Đây là một axit amin có nguồn gốc tự nhiên, thường được sử dụng như một chất giảm đau, gây tê. Bên cạnh đó, xấu hổ còn chứa các thành phần như Minosin, Crocetin, acid amin, Flavonosid, các loại alcol và acid hữu cơ. Ngoài ra, trong hạt xấu hổ chứa selen và chất nhầy, lá chứa Adrenalin và Selen giúp hỗ trợ quá trình vận chuyển máu về tim.

3. Những tác dụng của cây xấu hổ

Trong dân gian, cây trinh nữ là một vị thuốc nam rất quý và được sử dụng bao đời nay để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Không chỉ trong y học cổ truyền, loài cây này cũng được giới khoa học hiện đại dày công nghiên cứu và khẳng định có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Sau đây là những tác dụng của cây mang lại cho người sử dụng theo quan điểm Đông y và Y học hiện đại.

3.1. Công dụng theo Đông Y 

Xấu hổ có vị ngọt, hơi se đắng, tính hàn và có một lượng ít độc nên được quy vào kinh phế. Theo Đông y, toàn bộ cây xấu hổ đều có những tác dụng chữa bệnh cực kỳ hay và hiệu quả. Cụ thể, rễ cây chữa đau nhức xương khớp, đau lưng, chấn thương, giảm đau, hen suyễn, giảm ho, chữa viêm da mủ, điều hòa kinh nguyệt,… Các bộ phận thân, cành, lá giúp an thần, trấn tĩnh, chữa suy nhược thần kinh, chứng mất ngủ, khó ngủ. Hạt xấu hổ chữa hen suyễn và dùng để kích thích nôn khi cần thiết.

Xấu hổ là dược liệu quý để chữa bệnh cho con người
Xấu hổ là dược liệu quý để chữa bệnh cho con người

3.2. Công dụng theo Y học hiện đại

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong xấu hổ có chứa những thành phần hóa học kể trên. Nhờ đó, cây có tác dụng dược lý với nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm:

  • Chống nọc độc rắn: Dịch chiết từ rễ xấu hổ có tác dụng ức chế hoạt động Protease và Hyaluronidase trong nọc rắn
  • Chống co giật, chữa động kinh: Dịch chiết từ lá cây có hiệu quả chống co giật gây ra
  • An thần, chống trầm cảm, lo âu: Dịch chiết lá khô xấu hổ có tác dụng chống trầm cảm khi thử nghiệm ở chuột
  • Tác dụng hạ đường trong máu: Dịch chiết lá cây bằng ethanol trên chuột cho thấy hiệu quả hạ đường huyết trong máu
  • Chữa mất ngủ, khó ngủ: Thành phần hexobacbita, bibactal và meprobamat trong xấu hổ giúp giấc ngủ sâu, ngon giấc
  • Giảm đau, gây tê, tiêu viêm: Công dụng này có được là nhờ acid amin dồi dào có trong thân xấu hổ
  • Hỗ trợ chức năng của tim: 2 hoạt chất Selen và Adrenalin trong cây hỗ trợ vận chuyển và tuần hoàn máu về tim 

4. Bật mí 13 bài thuốc chữa bệnh hay ho từ xấu hổ

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường chia xấu hổ thành hai loại riêng gồm rễ và thân lá, dùng với mục đích khác nhau. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về những tác dụng của xấu hổ, dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc 13 bài thuốc chữa bệnh từ cây.

4.1. Chữa các bệnh về xương khớp

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa đau xương khớp khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng xấu hổ. Người bệnh dùng rễ cây rửa sạch, đem phơi khô rồi đem sao vàng. Tiếp theo là tẩm với rượu trắng và sao vàng thêm lần nữa. Mỗi ngày, lấy 20g rễ xấu hổ sắc với 2 lít nước để uống thay trà.

Xấu hổ có tác dụng trị các bệnh về xương khớp
Xấu hổ có tác dụng trị các bệnh về xương khớp

4.2. Chữa viêm phế quản 

Rễ trinh nữ có tác dụng giảm ho, long đờm và giảm viêm đau rất tốt cho người bị viêm phế quản mãn tính. Lấy 100g rễ trinh nữ, rửa sạch và vớt ra rổ, để ráo nước. Sau đó, cho dược liệu vào sắc với 600ml nước, chia thành 2 lần uống sáng – tối.

4.3. Chữa viêm dạ dày mãn tính 

Để chữa đau dạ dày, đầy hơi, ợ chua và buồn nôn, trong dân gian thường dùng nước thuốc sắc từ rễ xấu hổ. Người bệnh sử dụng 15g rễ xấu hổ khô sắc với 100ml nước. Để đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, nên uống sau bữa ăn 30 phút, thực hiện liên tục trong 1 – 2 tháng.

4.4. Chữa mất ngủ, trằn trọc khó ngủ hiệu quả từ xấu hổ

Các chuyên gia sức khỏe chỉ ra rằng, xấu hổ rất tốt với người bị mất ngủ kinh niên, người khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Dùng 20g lá, cành cây phơi khô và 20g cây lạc tiên sắc thành nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần sáng – tối và thực hiện đều đặn trong 1 tuần.

4.5. Chữa bệnh động kinh 

Thành phần trong lá xấu hổ có tác dụng chống co giật, vì vậy giúp chữa các cơn động kinh hiệu quả. Bạn sử dụng 20g xấu hổ khô và 10g câu đằng sắc với 500ml nước. Lưu ý là khi sôi thì sắc với lửa nhỏ cho đến khi còn 100ml nước thì tắt bếp, để nguội rồi uống.

Lá xấu hổ giúp chữa bệnh động kinh
Lá xấu hổ giúp chữa bệnh động kinh

4.6. Chữa bệnh trĩ 

Để chữa căn bệnh này, ông bà ta đã dùng xấu hổ bằng cách lấy lá tươi bỏ gân lá, tiến hành sao vàng hạ thổ. Tiếp theo đem lá cây cách thủy với 1 ly rượu trắng. Đun nhỏ để rượu bay hơi hết và cho đến khi nước chuyển sang màu vàng cánh gián thì uống. Thực hiện bài thuốc trong 7 ngày, nếu chưa khỏi trĩ thì dừng 5 ngày rồi thực hiện tiếp.

4.7. Chữa khó chịu, tiêu hóa kém

Bạn lấy 16g mỗi vị gồm xấu hổ, mạch nha, bạch thược và 12g thần khúc. Đem các vị thuốc rửa sạch, sắc 2 lần/ngày, mỗi lần chỉ uống 1 bát nước con sau khi ăn trưa và tối. Dùng trong 5 ngày liên tục, bạn sẽ thấy triệu chứng khó chịu, tiêu hóa kém thuyên giảm nhanh chóng.

4.8. Bài thuốc chữa zona thần kinh 

Để chữa bệnh zona thần kinh, người xưa dùng mẹo rất đơn giản đó là sử dụng xấu hổ. Dùng lá của cây ngâm nước muối loãng, rửa lại bằng nước sạch, để cho ráo nước. Cho lá vào cối, dùng chày giã nát và lấy đắp lên vùng da bị zona trong 30 phút.

4.9. Bài thuốc giúp điều hòa huyết áp từ cây xấu hổ

Những ai bị cao huyết áp có thể uống nước sắc từ xấu hổ kết hợp với các thảo dược khác. Người bệnh lấy 8g hà thủ đô, 8g tang ký sinh, 4g địa lang và mỗi vị 6g gồm xấu hổ, trắc bá diệp, câu đằng, đỗ trọng, bông sứ cùi, hạt muồng ngủ, lá vông nem. Cho tất cả các thảo dược vào nồi sắc với 2 lít uống thay trà, dùng mỗi ngày trong 7 – 10 ngày.

4.10. Giúp mát gan, bổ gan 

Nước thuốc từ xấu hổ có tác dụng mát gan, tăng cường chức năng gan để giúp gan khỏe mạnh. Thu hoạch toàn bộ xấu hổ về rửa sạch cho hết đất cát, đem phơi khô. Mỗi ngày, lấy 40g dược liệu đem sắc thành nước uống trong 7 – 10 ngày.

Nước sắc từ xấu hổ giúp mát gan, bổ gan
Nước sắc từ xấu hổ giúp mát gan, bổ gan

4.11. Chữa đau ngang thắt lưng, nhức mỏi xương gân ngay tại nhà

Người bệnh lấy rễ xấu hổ phơi khô, cho vào chảo sao vàng trên lửa nhỏ. Sau đó, tẩm rượu trắng rồi tiến hành sao khô thêm 1 lần nữa. Mỗi ngày dùng 20g rễ xấu hổ sắc thành nước uống sẽ cho hiệu quả giảm đau thắt lưng và nhức mỏi xương gân nhanh chóng.

4.12. Chữa khí hư ra nhiều ở nữ giới

Nếu nhận thấy khí hư ra nhiều, chị em dùng rễ xấu hổ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, để ráo. Cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt để uống mỗi ngày 3 lần, dùng liên tục trong 7 ngày sẽ hết hiện tượng khí hư ra nhiều.

4.13. Chữa tê bì cổ tay 

Để chữa chứng đau nhức cổ tay, người bệnh nên dùng xấu hổ kết hợp với các vị thuốc khác để tăng dược tính chữa bệnh. Bạn lấy 30g rễ xấu hổ rửa sạch, thái mỏng và đem đi sao vàng. Tiến hành sắc cùng với 400ml nước để uống trong ngày, thực hiện trong 1 – 2 tháng để thấy hiệu quả bất ngờ.

Xẩu hổ là cây thuốc nam chữa tê bì cổ tay được dân gian lưu truyền
Xẩu hổ là cây thuốc nam chữa tê bì cổ tay được dân gian lưu truyền

5. Cách ngâm rượu cây xấu hổ

Khi bị chấn thương do ngã hoặc tai nạn nhẹ vào xương khớp, gây đau nhức, sưng và đi lại khó khăn. Lúc này, mọi người có thể giảm đau nhanh và phục hồi tổn thương hiệu quả bằng cách lấy rượu xấu hổ thoa lên vùng bị đau. Vậy cách ngâm rượu xấu hổ ngon và hiệu quả để chữa bệnh như thế nào? Bạn lấy 30g rễ xấu hổ rửa sạch sẽ đất cát, để khô và đem sao vàng. Sau đó, xếp thảo dược vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng 45 độ sao cho ngập bề mặt thuốc. Đậy nắp kín và để bình rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát, sau 10 ngày là có thể sử dụng được.

6. Những lưu ý nhất định phải biết khi sử dụng cây xấu hổ 

Trong thành phần xấu hổ có chứa Alkaloid Mimosin gây độc cho cơ thể nếu như sử dụng không đúng cách. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng loại cây này để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cơ thể.

  • Những người đang có cơ thể suy nhược, hàn lạnh, phụ nữ có thai thì tuyệt đối không nên sử dụng xấu hổ 
  • Dùng đúng liều lượng, tránh lạm dụng vì sẽ gây độc, dẫn đến tác dụng phụ, gây hại cho cơ thể 
  • Nếu dùng xấu hổ tươi phải rửa sạch, ngâm bằng nước muối pha loãng để loại bỏ chất độc nếu có, dùng khô phải chú ý dược liệu không ẩm mốc, không mối mọt
  • Trong trường hợp đắp trực tiếp xấu hổ lên da, cần tránh vùng da đang bị viêm nhiễm
  • Hiệu quả của các bài thuốc từ xấu hổ phụ thuộc vào cơ địa của từng người, có tác dụng nhanh với những trường hợp nhẹ 
  • Trước khi dùng xấu hổ chữa bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không tốt cho cơ thể

7. Những hình ảnh về cây xấu hổ

Hoa xấu hổ có màu tím hồng
Hoa xấu hổ có màu tím hồng
Xấu hổ hay còn được gọi là cây trinh nữ
Xấu hổ hay còn được gọi là cây trinh nữ
Thân xấu hổ có nhiều lông và gai nhỏ
Thân xấu hổ có nhiều lông và gai nhỏ
Khi chạm tay vào, lá xấu hổ sẽ cụp lại
Khi chạm tay vào, lá xấu hổ sẽ cụp lại
Quả xấu hổ có hình ngôi sao
Quả xấu hổ có hình ngôi sao

Trên đây là tổng hợp đầy đủ nhất những thông tin về cây xấu hổ do Tuổi trẻ và Sắc đẹp cung cấp. Tưởng chừng là một thực vật dại mọc hoang nhưng xấu hổ lại có thể chữa được nhiều bệnh. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể chọn được bài thuốc phù hợp và biết cách sử dụng xấu hổ hiệu quả nhất.

Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất