Khám phá công dụng cây hương thảo và 5 bài thuốc chữa bệnh 

Nguyễn Mai 435

Lá cây hương thảo mang đặc trưng có mùi thơm nhẹ, giúp làm tăng hương vị món ăn. Trong y học, cây được xem là thảo dược tự nhiên lành tính có rất nhiều tác dụng như giải nhiệt, lợi tiểu, giảm sưng viêm nhanh, hỗ trợ tiêu hóa,… Bài viết sau đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ cho cho bạn những thông tin chi tiết về tác dụng và bài thuốc từ hương thảo.

1. Giới thiệu về cây hương thảo 

Cây hương thảo là thực vật thuộc họ Bạc hà và có tên khoa học Rosmarinus officinalis. Cây xuất xứ từ bờ biển Địa Trung Hải, vì vậy tên hương thảo có ý nghĩa là sương của biển. Tại Việt Nam, cây ưa khí hậu có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Do đó, chúng được trồng nhiều nhất ở 2 tỉnh miền Nam và miền Trung.

Ngoài tên quen thuộc hương thảo, cây còn được người dân địa phương gọi với tên khác là trạch lan và mê điệt hương. Thân cây khá nhỏ, chiều cao trung bình từ 1 – 2m và phân thành nhiều nhánh. Loài cây này mọc thành bụi rậm, tỏa ra mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng đúng như tên gọi.

Cây hương thảo có nguồn gốc từ vùng biển Địa Trung Hải
Cây hương thảo có nguồn gốc từ vùng biển Địa Trung Hải

Lá hương thảo hình dài, màu xanh lục với chiều dài 4cm và rộng 5mm. Lá rất giai chắc nhưng không có cuống, mặt trên nhẵn và dưới có lông đốm trắng. Hoa kích cỡ 1cm xếp dọc ở các vòng lá, có màu lam nhạt hoặc tím cà.

Dược liệu hương thảo được người dân thu hái vào mùa hè bằng cách lấy lá và ngọn cây. Sau đó đem đi rửa sạch rồi phơi khô hoặc sấy để sử dụng dần dần. Cách bảo quản hương thảo tốt nhất là cho vào túi vải hoặc túi nhựa. Để tránh ẩm mốc hãy để thảo dược ở khu vực khô ráo, thoáng mát.

2. Cây hương thảo có những thành phần hóa học gì?

Tinh dầu và tanin là những thành phần chủ yếu có trong hương thảo. Cụ thể trong thân cây ở dạng khô chứa tinh dầu 0,5%, lá 1,2 – 2% và hoa 1.4%. Đặc biệt các thành phần của tinh dầu gồm có camphor, acetat bornyl, borneol, terpene, cineol, caryophyllene và a-pinen. Bên cạnh đó trong cây còn chứa các thành phần như glycosid không tan trong nước, axit rosmarinic, choline, axit saponosid, romario side, roma sidel,…

Trong hương thảo chứa tinh dầu và tanin
Trong hương thảo chứa tinh dầu và tanin

3. Công dụng tuyệt vời của cây hương thảo trong đời sống và sức khỏe

Hương thảo được nhiều người yêu thích vì cây có kích thước nhỏ nhắn xinh xắn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngày nay, cây càng được nhiều gia đình ưa chuộng trồng làm cây cảnh vì mang đến nhiều hữu ích đối với đời sống.

3.1. Làm gia vị, hương liệu

Mùi hương nhẹ nhàng đến từ lá hương thảo được xem là một gia vị thần kì không thể thiếu khi kết hợp các món ăn Âu. Lá cây này giúp khử mùi hôi tanh cho các loại thịt. Dẫn đến thường được sử dụng phổ biến trong các món hầm, món nướng. 

Hương thảo được sử dụng làm gia vị trong các món ăn
Hương thảo được sử dụng làm gia vị trong các món ăn

Ngoài ra mùi thơm của lá hương thảo có tác dụng giảm căng thẳng và stress. Trong y học, lá được coi là dược liệu quý để cân bằng tâm trạng, cũng như thanh lọc tâm trí. Vì thế có rất nhiều liệu pháp điều trị về tâm lý đã sử dụng tinh dầu hương thảo để chữa cho người bệnh.

3.2. Phòng ngừa rụng tóc

Các thử nghiệm khoa học thực tế đã chứng minh tinh dầu hương thảo giúp phục hồi và ngăn ngừa rụng tóc. Hơn nữa, việc sử dụng tinh dầu từ cây này được xem là phương pháp điều trị rụng tóc tối ưu nhất. Vì đảm bảo an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.

3.3. Chữa rối loạn lipid máu

Các nghiên cứu thử nghiệm ở động vật cho thấy, dịch hương thảo làm giảm tích tụ chất béo. Từ đó hạn chế tối đa vấn đề tăng cân hiệu quả. Do vậy, cây chính là ứng cử viên sáng giá nhất để trị căn bệnh rối loạn lipid máu. 

Hương thảo có tác dụng chữa rối loạn lipid máu
Hương thảo có tác dụng chữa rối loạn lipid máu

3.4. Giúp xua đuổi muỗi, côn trùng

Không chỉ có tác dụng tạo cảm giác dễ chịu cho không gian sống, mùi thơm từ cây còn giúp xua đuổi muỗi, côn trùng. Vì thế bên cạnh việc trang trí, nhiều gia đình Việt còn trồng hương thảo với mục đích xua đuổi muỗi và côn trùng ra khỏi nhà.

4. Top 5 bài thuốc chữa bệnh từ cây hương thảo 

Hương thảo có mùi thơm dịu và chứa rất nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe. Người dân vùng Địa Trung Hải đã sử dụng và cho rằng cây bảo vệ tính miễn nhiễm của các cơ quan trong cơ thể. Điều này đã làm chậm lại quá trình lão hóa của những mô tế bào. Để hiểu rõ thêm về những ứng dụng của dược liệu, mọi người hãy xem ngay những bài thuốc từ hương thảo dưới đây.

4.1. Chữa viêm loét ở miệng 

Người bệnh sắc hương thảo thành nước thuốc để súc miệng 1 – 2 lần/ngày. Cách thực hiện này giúp các vết loét miệng nhanh chóng lành lại. Đồng thời cải thiện và ngăn ngừa tình trạng viêm tuyến nước bọt hiệu quả.

Chữa viêm loét ở miệng nhanh bằng dược liệu hương thảo
Chữa viêm loét ở miệng nhanh bằng dược liệu hương thảo

4.2. Chữa mất ngủ, chán ăn kèm mệt mỏi 

Chuẩn bị 20g mỗi dược liệu gồm hương thảo và mạch môn. Kết hợp 4g cây rẻ quạt, 6g nhân trần, 10g ngải cứu, 4g vỏ bưởi khô. Rửa sạch các nguyên liệu sắc với 550ml trên lửa nhỏ. Khi nước còn lại tầm 250ml thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống. Nên dùng thuốc trong 10 ngày liên tiếp để chữa mất ngủ, chán ăn và mệt mỏi.

4.3. Chữa mụn nhọt 

Lấy 50g lá hương thảo rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó đắp lên vùng có mụn trong 30 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần. Thực hiện đều đặn trong 1 tháng sẽ làm giảm các nốt mụn nhanh chóng.

4.4. Giúp giải cảm 

Dùng 50g lá hương thảo rửa sạch, thái khúc nhỏ và cho vào nồi nấu thành canh. Để giúp giảm cảm tốt nhất, nên ăn canh khi còn ấm. Mỗi ngày ăn canh lá hương thảo 2 lần sẽ giải cảm cực kỳ nhanh.

Hương thảo được nấu thành canh ăn để giải cảm
Hương thảo được nấu thành canh ăn để giải cảm

4.5. Giúp thanh nhiệt 

Hái 20g lá và ngọn hương thảo khi cây chưa ra hoa. Tiến hành làm sạch, thái nhỏ rồi đem đi phơi khô. Sau đó lấy dược liệu pha thành trà uống mỗi ngày. Thực hiện bài thuốc sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt và loại bỏ độc tố bên trong rất tốt. 

5. Những lưu ý khi sử dụng cây hương thảo cần ghi nhớ 

Hương thảo là cây thuốc mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt giúp chữa bệnh. Trước khi dùng hương thảo mọi người cần biết những điều sau đây để đảm bảo an toàn, không xảy ra tác dụng phụ.

– Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ hương thảo để tránh bị dị ứng. 

– Hiệu quả từ các bài thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh nên cần kiên trì thực hiện. 

Advertisement

– Nếu chữa bệnh bằng hương thảo trong thời gian dài không thấy hiệu quả hãy ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để có cách khắc phục kịp thời.

– Những đối tượng gồm người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc từ hương thảo.

– Dùng lá hương thảo đúng liều lượng để không bị chóng mặt và co thắt đường ruột.

Dùng hương thảo đúng liều lượng để đảm bảo an toàn
Dùng hương thảo đúng liều lượng để đảm bảo an toàn

6. Giải đáp: Vậy cây hương thảo có trồng trong nhà được không?

Hương thảo là cây chịu lạnh tốt với ưu điểm dễ chăm sóc. Vì vậy, cây thích hợp để mọi người trồng trong nhà. Mùi thơm từ cây lan tỏa ra không gian căn nhà giúp nâng cao tinh thần và giảm căng thẳng, stress cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt khi sở hữu cây trong nhà sẽ giúp gia chủ có được may mắn, tài lộc. Nhờ đó giúp cho công việc làm ăn của bạn luôn được thuận lợi. 

Hương thảo trồng trong nhà giúp xua đuổi muỗi
Hương thảo trồng trong nhà giúp xua đuổi muỗi

7. Mua cây hương thảo ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Hiện tại có rất nhiều hình thức để chúng ta dễ dàng mua được hương thảo. Bạn có thể mua trực tiếp bằng cách tìm đến các cửa hàng phân phối giống cây trồng ở gần nơi sinh sống. Hoặc có thể đặt mua online trên các web uy tín chuyên bán cây cảnh. Tùy thuộc từng thời điểm mà giá mọc hương sẽ dao động tầm 100.000 – 300.000 đồng /cây.

Trên đây, Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã chia sẻ đến bạn đọc những tác dụng và bài thuốc trị bệnh từ cây hương thảo. Hy vọng sau khi đã hiểu rõ lợi ích của cây, bạn đã có thêm lý do để trồng chậu hương thảo trong nhà. Đừng quên ghé thăm web của chúng tôi để biết thêm những cây thuốc nam trị bệnh khác nhé.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất