Cây dổi: Đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế và cách trồng, chăm sóc

Nguyễn Mai 287

Hiện nay, cây dổi là một trong những loại cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Bên cạnh đó, chúng còn là loại cây đa năng vừa thu hái gỗ, thu hái hạt. Đồng thời vừa là dược liệu quý với khả năng chữa được rất nhiều bệnh cho con người. Để hiểu rõ thêm về đặc điểm, tác dụng và kỹ thuật trồng, chăm sóc của loài cây này. Tuổi trẻ và Sắc đẹp xin mời bạn đọc hãy xem ngày bài viết sau của chúng tôi.

1. Giới thiệu về cây dổi

Cây dổi thuộc chi Ngọc Lan, tên khoa học Michelia tonkinensis. Cây có tên gọi khác là dổi, vàng tâm, giổi ngọt hay giổi lúa. Đây là loại cây gỗ lớn thường xanh với chiều cao khoảng 5 – 20m. Loại cây này có nguồn gốc, xuất xứ từ Việt Nam, mọc tập trung tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. 

Dổi thuộc dòng cây Nam Á nhiệt đới ẩm nên phù hợp trồng ở những nơi có vùng núi cao, có nhiều mưa. Đặc điểm hình thái của dổi là thân gỗ lớn, đường kính thân ngang đạt 100cm. Thân thẳng, tròn đều và không phân nhánh ở thân mà chỉ phân nhánh ở phần ngọn. Cây có thể thu hoạch hạt sau khoảng 8 – 10 năm, còn thu hoạch gỗ sẽ phải mất từ 25 – 30 năm.

Cây dổi là cây trồng đặc trưng của rừng núi Tây Bắc
Cây dổi là cây trồng đặc trưng của rừng núi Tây Bắc

Lá dổi là lá đơn, có hình bầu dục dài, nhẵn, mọc cách và có nhiều lông ở mặt ngoài. Đặc biệt đầu lá mũi ngắn, màu xanh nhạt, bóng và có chiều dài 8 – 15cm, rộng 3 – 5cm. Phần cuống lá dài 5cm, nhìn trông giống lá cà phê hoặc lá hoa ngọc lan. Vỏ cây màu xám, nhẵn bóng nhẹ, thịt vỏ màu vàng nâu, dày và có mùi thơm nhẹ.

Hoa dổi mọc đơn độc đầu cành với cánh hoa có màu trắng. Hoa của cây này thường nở vào tháng 4,5 và cho quả vào tháng 7,8. Quả dổi là quả kép, có hình trứng thuôn hay cầu dẹt, gồm nhiều hạt màu đỏ. Khi chín, quả sẽ có màu đen hoặc nâu cánh gián với kích thước chỉ bằng hạt đỗ đen. 

2. Những tác dụng của cây dổi

Dổi là cây trồng mang lại rất nhiều công dụng trong cuộc sống của con người. Cụ thể là trong vỏ dổi chứa 0,24% tinh dầu và alkaloid có khả năng làm giãn mạch, chống sốt rét và chống loạn nhịp tim. Hơn nữa, vỏ dổi còn có tác dụng nhuận tràng, trừ ho nhanh, chống khuẩn và trị táo bón hiệu quả. 

Thịt quả và hạt dổi chứa tinh dầu có công dụng chữa sốt rét và cải thiện bệnh đau nhức xương khá tốt. Trong thân cây dổi chứa 23,8 % chất Camphor và tinh dầu. Vì vậy cây được sử dụng như một loại thuốc điều trị chứng ăn không tiêu, giảm đau bụng và kích thích tiêu hóa hiệu quả. 

Quả dổi được xem là dược liệu quý mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người
Quả dổi được xem là dược liệu quý mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người

Trong y học cổ truyền, hạt dổi được sử dụng như một vị thuốc quý đem lại hiệu quả cao trong chữa các bệnh về tiêu hóa và xương khớp. Bên cạnh đó, loại hạt này được sử dụng như một gia vị để ăn kèm với ốc, tiết canh tránh gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng hạt dổi để hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa khớp và viêm khớp.

3. Giá trị kinh tế mà cây dổi mang lại

Dổi là một giống cây trồng mang lại 2 giá trị cho người trồng là vừa thu gỗ vừa thu hạt. Nhờ có nhiều công dụng tuyệt vời nên hạt dổi có giá thành khá cao tầm 2 triệu đồng/1 kg. So với những loại gỗ khác thì gỗ của loại cây có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều. Sau khi trồng khoảng 15 – 20 năm thì cây có thể thu hoạch gỗ, mỗi cây cho từ 1 – 2m3. Gỗ dổi có giá trị kinh tế cực kỳ cao, một mét khối gỗ có giá từ 20 – 35 triệu/m3.

4. Giải đáp: Vậy nên trồng cây dổi thực sinh hay dổi ghép?

Trên thị trường có 2 loại giống dổi cho tỉ lệ trồng thành công cao và sớm thu hoạch quả. Bao gồm dổi thực sinh và dổi ghép với điểm chung là: sống khỏe, ít sâu bệnh và thích nghi tốt với nhiều địa hình và khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, 2 giống dổi này cũng có những điểm khác biệt. Đó là dổi thực sinh được ươm từ hạt, có thể ra hoa đậu quả sau  6 – 8 năm. Nếu như đất cằn thì thời gian cho quả sẽ chậm hơn. Tỷ lệ đậu quả chỉ đạt khoảng 95 – 98% và có những cây sẽ không ra quả. Dổi thực sinh có chiều cao tối đa lên đến 30m và có tuổi thọ lên đến vài chục năm.

Tùy vào nhu cầu, người trồng có chọn giống dổi thực sinh hay dổi ghép đều được
Tùy vào nhu cầu, người trồng có chọn giống dổi thực sinh hay dổi ghép đều được

Đúng như tên gọi dổi ghép là cây có gốc thực sinh được ghép mắt từ những cây mẹ đã sai quả. Với cách trồng dổi này thì chỉ sau 3 năm là người trồng đã có thể thu được quả. Ưu điểm của dổi ghép là tỷ lệ đậu quả đạt 100%. Tuy nhiên nhược điểm của cây là chỉ có chiều cao khoảng 5- 7m nên thu được ít gỗ và tuổi thọ của cây từ 20 – 25 năm. Như vậy, tùy vào mục đích đầu tư, người trồng có thể chọn trồng dổi thực sinh hay dổi ghép để đạt được hiệu quả kinh tế như mong đợi.

5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dổi phát triển và năng suất nhất 

Dổi là cây trồng cần thời gian sinh trưởng khá dài để có thể thu hoặc được. Sau đây là cách trồng và chăm sóc dổi nhanh thu hoạch cho bạn tham khảo và áp dụng.

5.1. Cách trồng dổi

Để cây sinh trưởng tốt nhất, bạn nên trồng trên đất diệp thạch, đất feralit đỏ, đất phiến thạch cát, đất feralit đỏ vàng và đất chua. Trước khi trồng dổi, bạn đào hố trước 1 tháng theo kích thước 40x40x40cm, mỗi cây cách nhau 4m và mỗi hàng cách nhau 5m. Sau đó, đặt cây con vào hố và tiến hành lấp đất, nén chặt xong rồi tiến hành vun gốc cây. Trong tháng đầu tiên, cần tưới nước cho cây vào buổi sáng, khi cây đã bám chặt vào đất và khỏe mạnh thì nên giảm lượng nước xuống.

Advertisement

5.2. Cách chăm sóc dổi

Trong năm thứ nhất, sau khi trồng khoảng 3 tháng cần tiến hành phát quang cỏ dại và dây leo xâm lấn. Đồng thời kết hợp việc làm và xới đất xung quanh quanh gốc cây. Năm thứ 2, người trồng cần chăm sóc 3 lần, vụ xuân phát cây leo bụi. Đầu mùa mưa vun gốc phạm vị 1m và bón phân NPK với 200g/cây. Cuối mùa mưa phát quang những cây bì dây leo, cây bụi. 

Với những cây dổi trồng được 2 – 3 năm. Nếu như thấy các cây trồng xen phát triển mà làm ảnh hưởng đến dổi cần điều chỉnh lại mật độ các cây xen này. Từ những năm tiếp theo, người trồng chỉ cần chăm sóc mỗi năm 1 lần. Những công việc cần làm gồm phát dây leo, cây bụi, bỏ cây sâu bệnh và chặt bỏ những cành cây lớn không mục đích.

6. Những hình ảnh đẹp về cây dổi

 Lá dổi hình bầu dục, màu xanh, rất nhẵn
Lá dổi hình bầu dục, màu xanh, rất nhẵn
Hạt dổi màu đỏ với kích thước khá nhỏ
Hạt dổi màu đỏ với kích thước khá nhỏ
Dổi là cây thân gỗ lớn lâu năm
Dổi là cây thân gỗ lớn lâu năm
Ảnh về hoa dổi
Ảnh về hoa dổi
Dổi mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng
Dổi mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng

Bài viết trên, Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã cung cấp cho bạn đọc về đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế và cách trồng, chăm sóc của cây dổi. Hy vọng qua những gì được chia sẻ đã giúp mọi người hiểu rõ thêm về loại cây này. 

Advertisement
Chuyên mục: Cây phong thủy

5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất