18+ bài thuốc chữa bệnh từ cây dâu tằm cho hiệu quả bất ngờ

Nguyễn Mai 321

Từ lâu nay, cây dâu tằm đã gắn bó sâu sắc với truyền thống trồng dâu nuôi tằm của người Việt Nam. Không chỉ vậy, các bộ phận từ lá, quả, thân, rễ cây đều có thể làm thuốc chữa bệnh. Để hiểu rõ hơn về những công dụng chữa bệnh từ loại cây này, bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp nhé.

1. Giới thiệu về cây dâu tằm 

Cây dâu tằm hay còn có tên khác là dâu ta, dâu cang, dâu tàu, mạng mọn, may tơ, co mon, nắn phong và tầm tang. Cây thuộc họ dâu tằm, có tên khoa học là Morus alba L. Dâu tằm có nguồn gốc ở Trung Quốc, sau đó được trồng rộng rãi ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là cây ưa ẩm, ưa sáng nên ở nước ta thường được trồng ở bãi sông, đồng bằng cao và đất bằng cao nguyên.

Hình ảnh thực tế về lá và quả cây dâu tằm
Hình ảnh thực tế về lá và quả cây dâu tằm

Dâu tằm thuộc cây thân gỗ, có chiều cao tới 15m. Cành mềm, có lông lúc non và sau đó nhẵn, màu xám trắng. Lá dâu tằm có nhiều dạng như hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng. Lá mọc so le nhau, ở đầu nhọn, phiến mỏng, mép có răng cưa. Lá chia 3 – 5 thùy hơi nhọn, 3 gân ở gốc, hai mặt màu lúc sáng, cuống dài, mảnh, có lông.

Hoa dâu tằm đơn tính, không có cánh hoa, hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị. Hoa cái cũng mọc thành bông hoặc hình khối cầu và có 4 lá đài. Quả cây này mọc trong các lá đài, màu đỏ sau đen sẫm, có mùi thơm, vị chua ngọt. Quả dâu tằm thường có vào từ tháng 5 đến tháng 7, thường được nhiều người ngâm rượu để uống.

2. Ý nghĩa phong thủy của cây dâu tằm là gì?

Trong phong thủy, dâu tằm là loại cây xanh có âm khí nặng, tuyệt đối không nên trồng trước hoặc trong nhà. Cái tên dâu tằm khi đọc theo tiếng Nôm sẽ phát âm thành “tang”, khiến người ta liên tưởng đến sự tang tóc, ra đi. Bên cạnh đó, nhiều cuốn sách của Trung Quốc và Việt Nam đều ghi rõ loại cây này không mang lại may mắn. Do đó, dâu tằm là cây trồng được nhiều người đánh giá là mang lại xui xẻo. 

Mặc dù ý nghĩa phong thủy của cây không mấy tốt đẹp nhưng loại cây này lại được ưu ái trồng ở sau nhà. Khi trồng dâu tằm ở vị trí này, chúng sẽ sinh ra nguồn âm khí cực mạnh. Đặc biệt nguồn âm khí này rất mạnh sẽ khiến ma quỷ tưởng rằng ngôi nhà đang được một thế lực lớn canh giữ, không dám bén mảng tới. Vì vậy, dâu tằm không chỉ xua đuổi được ma quỷ, bảo vệ ngôi nhà mà còn giúp mang lại may mắn, thu hút tài lộc cho gia đình.

3. Tìm hiểu thành phần hóa học có trong lá dâu tằm

Trong lá dâu tằm có chứa cao su, caroten, tanin, tinh dầu, vitamin C, cholin, adenin và trigonellin. Ngoài ra lá của loại cây này có pentose, đường, canxi malat, canxi cacbonat và đặc biệt là chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa như Quercetin. Đặc biệt hợp chất alkaloid chiếm hàm lượng cao nhất trong lá dâu tằm là Deoxynojirimycin. Đây là một trong những hợp chất quan trọng giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường.

Là dâu tằm chứa các hợp chất quý nên có giá trị dinh dưỡng cao
Là dâu tằm chứa các hợp chất quý nên có giá trị dinh dưỡng cao

4. Những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng cây dâu tằm 

Theo y học cổ truyền, lá dâu tằm có vị đắng, ngọt và tính bình. Vì thế, cây có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, lương huyết, chữa cảm mạo, hạ huyết áp. Đồng thời lá dâu tằm làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm, chứng thổ huyết, làm lành vết thương nhanh. Bên cạnh đó, lá dâu tằm còn có tác dụng trị đái tháo đường và ức chế trực khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn.

Dâu tằm mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
Dâu tằm mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Cành dâu non có vị đắng nhạt, tính bình với tác dụng trừ phong, lợi các khớp, thông kinh lạc, tiêu viêm, hạ nhiệt, giảm đau. Quả có vị ngọt, chua và tính mát, có tác dụng bổ gan, thận, trị tiểu đường, lao mạch. Vỏ rễ dâu vị ngọt, hơi đắng, tính mát giúp thanh phế nhiệt, lợi thủy, chữa ho, hạ suyễn, tiêu sưng, chữa sốt cao. Tầm gửi dâu tằm vị đắng, tính bình nên giúp làm mạnh gân cốt, lợi huyết mạch, an thai, lợi sữa, lợi tiểu. 

5. Top 18 bài thuốc chữa bệnh từ cây dâu tằm 

Dâu tằm đã gắn bó sâu sắc với người dân Việt Nam, ngoài nuôi tơ dệt lụa thì các bộ phận của cây có thể làm thuốc. Dưới đây là 18 bài thuốc từ loại cây này đang được nhiều người sử dụng và cho đánh giá tích cực.

5.1. Bài thuốc chữa ho dai dẳng lâu ngày đơn giản tại nhà

Để chữa chứng ho lâu ngày, người bệnh lấy 10g vỏ cây dâu tằm và 10g rễ chanh bỏ vào ấm sắc thành nước uống trong ngày. Để giúp trị bệnh hiệu quả, bạn cần kiên trì uống bài thuốc liên tục trong 5 – 7 ngày.

5.2. Bài thuốc trị ho ra máu 

Lấy 600g vỏ rễ dâu tằm ngâm với nước vo gạo trong 3 đêm rồi rửa sạch. Sau đó cho rễ dâu tằm sao vàng trên chảo nóng cùng với 250g gạo nếp. Tiếp theo là cho tất cả các nguyên liệu vào máy tán nhuyễn. Bạn trộn đều 8g hỗn hợp và hòa uống với nước nóng sau bữa ăn khoảng 30 phút.

5.3. Bài thuốc điều trị chứng ra mồ hôi trộm từ cây dâu tằm

Hiện tượng mồ hôi trộm ở tay, chân gây ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, luôn khiến bạn cảm thấy khó chịu. Để chữa căn bệnh này, người bệnh hãy lấy 12g mỗi vị gồm liên kiều, bạc hà, cúc hoa, hạnh nhân, lá dâu tằm, 4g cam thảo và 20g lô căn. Cho những thảo dược này vào nồi sắc với nước uống 2 lần/ngày.

Lá dâu tằm trị chứng ra mồ hôi trộm hiệu quả
Lá dâu tằm trị chứng ra mồ hôi trộm hiệu quả

5.4. Bài thuốc chữa thong manh, đau mắt 

Đem một lá dâu tằm tươi rửa sạch, cho vào cối giã nát, phơi khô. Tiếp theo là đốt thành than, cho vào ấm sắc với 2 bát nước. Sau đó lấy nước để rửa mắt hằng ngày, để cho hiệu quả cao nhất lá dâu tằm nên hái vào tháng 12.

5.5. Bài thuốc chữa đau nhức 

Để chữa chứng toàn thân đau nhức bạn có thể dùng bài thuốc như sau: Lá dâu tằm già, lược gãy, nệm rách, tóc rối đem đốt tồn tính. Sau đó thực hiện tán nhỏ, mỗi ngày uống khoảng 12g với nước nóng sẽ giúp các triệu chứng đau nhức khỏi nhanh chóng.

5.6. Bài thuốc chữa huyết áp cao

Để chữa bệnh huyết áp cao, người bệnh cần chuẩn bị những nguyên liệu gồm trai sông, lá dâu tằm, nấm hương và hành khô. Dùng những nguyên liệu trên để nấu thành cháo ăn hàng ngày vào buổi sáng sẽ giúp điều hòa huyết áp tốt hơn.

5.7. Bài thuốc lợi tiểu, chữa đi đái nhiều lần

Bạn sử dụng những tổ bọ ngựa có trên thân cây dâu, đem nướng rồi tán nhỏ ra và pha với một chén rượu. Để giúp ngăn chặn tình trạng đi đái nhiều lần trong ngày hiệu quả, bạn nên uống hỗn hợp trước lúc ăn khoảng 30 phút.

5.8. Bài thuốc giúp ngăn ngừa rụng tóc, hói đầu 

Mọi người có thể ngăn ngừa việc rụng tóc, hói đầu bằng cách dùng quả dâu tằm sắc lấy nước để uống hàng ngày. Hoặc giã nát quả dâu tằm, sau đó cho vào nồi nấu lấy nước để gội đầu.

Nước sắc từ quả dâu tằm có tác dụng chữa rụng tóc, hói đầu
Nước sắc từ quả dâu tằm có tác dụng chữa rụng tóc, hói đầu

5.9. Bài thuốc chữa viêm tuyến vú 

Để điều trị căn bệnh này, chị em hãy dùng một nắm lá dâu tằm non rửa sạch, để ráo nước. Tiếp theo là cho vào cối giã nát nhỏ rồi đắp vào vị trí vú đang bị viêm nhiễm là xong.

5.10. Bài thuốc tẩy sán xơ mít 

Bạn dùng dao cạo lấy 3 nắm vỏ trắng cành dâu, cho vào nồi sắc với 3 bát nước. Người bệnh nên uống bài thuốc vào sáng sớm lúc đang đói bụng, nên uống 2 – 3 ngày để sán sẽ nhanh ra hết.

5.11. Làm đẹp 

Bạn lấy lá dâu tằm và mè đen đồng lượng cho vào máy xay nhuyễn. Sau đó đem trộn đều với 1kg thục địa, 200g liên nhục đã tán bột nhỏ. Tiếp theo là trộn hỗn hợp với mật ong, vo thành viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 5g, chia làm 2 lần sáng – tối giúp da tươi nhuận, mịn màng.

5.12. Chữa ho gà 

Bạn chuẩn bị 50g mỗi vị gồm rễ dâu tằm, cây sả, quả hồng bì, bách bộ, ô mai, cát cánh, hạnh nhân, kinh giới, cam thảo và bạc hà. Chia tất cả các nguyên liệu thành 3 bài thuốc, mỗi ngày sắc 1 thang uống. Để nhanh chữa khỏi chứng ho gà nên uống 3 lần/ngày, duy trì bài thuốc khoảng 10 – 15 ngày.

Rễ dâu tằm kết hợp với các thảo dược khác giúp chữa ho gà
Rễ dâu tằm kết hợp với các thảo dược khác giúp chữa ho gà

5.13. Chữa đau dây thần kinh tọa 

Bài thuốc gồm 12g mỗi loại cành dâu, ngưu tất, thổ phục linh, thiên niên kiện và 10g mỗi vị cà gai leo, lá lốt, đỗ đen. Đem chia các thảo dược thành 3 thang thuốc, sắc một thang mỗi ngày uống. Thực hiện bài thuốc đều đặn trong 2 tháng để giúp giảm đau thần kinh tọa.

5.14. Chữa sốt nóng, tức ngực và ho nhiều có đờm

Người bệnh chuẩn bị 12g dâu tằm, 12g kim ngân, 10g mỗi vị gồm cúc hoa vàng, ngải cứu, bạc hà và 8h xạ can. Sau đó, đem sắc các thảo dược thành nước uống, dùng liên tục trong 5 – 6 ngày.

5.15. Chữa động thai, đau bụng cho nữ giới 

Bài thuốc này gồm 30g tầm gửi cây dâu, 20g lá ngải cứu, 20g cao ban long. Rửa các nguyên liệu này và nướng thơm lên rồi cho vào ấm sắc thành nước uống trong ngày.

5.16. Bài thuốc chữa đái són, đau lưng 

Chuẩn bị 30g tổ bọ ngựa cây dâu, 30g ba kích, 20g thạch hộc và 20g đỗ trọng. Cho tất cả các nguyên liệu thái nhỏ, phơi khô rồi tán thành bột mịn. Sau đó, trộn hỗn hợp với mật ong, vo thành viên tròn, uống 2 viên/ngày.

5.17. Bài thuốc chữa đái dầm 

Bài thuốc chữa đái dầm được thực hiện bằng cách đem 12g mỗi vị gồm lá dâu tằm, đảng sâm, phá cố chỉ và 8h mỗi loại gồm ích trí nhân, thỏ ty tử, ba kích sắc thành nước uống. Để cho hiệu quả chữa bệnh cao nhất, người bệnh nên uống bài thuốc 3 lần/ngày duy trì trong khoảng 1 tháng.

Lá dâu tằm được sử dụng trong bài thuốc chữa đái dầm
Lá dâu tằm được sử dụng trong bài thuốc chữa đái dầm

5.18. Chữa kén ăn, mất ngủ, đau lưng và mỏi gối 

Chuẩn bị 100g mỗi vị gồm quả dâu chín phơi khô, hạt vừng đen, hạt sen bỏ tâm và đỗ đen. Tất cả các nguyên liệu cho vào chảo sao vàng, tán nhuyễn và trộn với mật ong để vo viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên với nước đun sôi để nguội, duy trì bài thuốc 1 tháng sẽ giúp cải thiện chứng kén ăn, mất ngủ, đau lưng và mỏi gối. 

6. Tuổi thọ của cây dâu tằm là bao nhiêu?

Dâu tằm là cây trồng có rễ ăn sâu vào đất, phân bố nhiều nhất ở tầng đất 10 – 30cm, rễ rộng theo tán cây. Nếu được chăm sóc tốt, loài cây này có tuổi thọ khoảng 8 – 12 năm, nhưng có những cây sống tới vài chục chăm. Như vậy có thể thấy, dâu tằm chính loài cây đem lại giá trị kinh tế bền vững cùng những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.

7. Cách trồng và chăm sóc cây dâu tằm chi tiết tại nhà

Dâu tằm là cây quen thuộc với người dân Việt Nam, được coi là thần dược có công dụng chữa bệnh thần kỳ. Bên cạnh đó, quả dâu tằm là một loại quả ngon, bổ dưỡng và dùng để ngâm rượu uống rất tốt cho sức khỏe. Nếu có nhu cầu sở hữu cây, mọi người có thể tham khảo cách trồng và chăm sóc dưới đây.

7.1. Cách trồng dâu tằm 

Để nhân giống dâu tằm có thể thực hiện bằng 2 cách là gieo hạt và giâm cành. Tuy nhiên, tỷ lệ nảy mầm bằng cách gieo hạt là rất thấp và mất nhiều năm cây mới cho trái. Do đó, cách trồng dâu tằm cho hiệu quả cao và đơn giản nhất đó chính là giâm cành.

Dâu tằm được trồng bằng phương pháp giâm cành
Dâu tằm được trồng bằng phương pháp giâm cành

Đầu tiên, bạn chọn cành giống chắc khỏe, lá xanh tốt, không sâu bệnh và không bị trầy xước vỏ. Tiếp theo là cắt cành giống dài khoảng 20 – 30cm, đảm bảo đủ 4 – 5 mắt, khoảng cách từ vết chặt đến các mắt 1 – 2cm.Sau đó rạch luống sâu khoảng 15cm, rồi rắc phân chuồng hoai mục và cắm cành giống nghiêng 45 độ so với mặt đất. Sau đó, tiến hành vùi đất chặt để cây không bị hẫng đất, trồng xong tưới nước luôn để tránh cành bị héo.

7.2. Cách chăm sóc dâu tằm 

Chăm sóc dâu tằm sẽ có những lưu ý và yêu cầu riêng cần được đảm bảo. Dưới đây là những yêu cầu cần thiết bạn cần tuân thủ để giúp cây khỏe mạnh, cho năng suất cao.

  • Vào mùa hè, thường xuyên tưới nước cho cây ít nhất 1 lần/ngày, mùa đông tưới giảm dần và thời tiết hanh khô cần duy trì tưới nước thường xuyên
  • Thường xuyên thăm vườn và thực hiện cắt tỉa bớt lá úa ở gốc để cây thông thoáng, tránh sâu bệnh
  • Khi dâu tằm mọc lớp mầm đầu tiên tiến hành bón thúc cho cây bằng phân lân hữu cơ hoặc phân chuồng để tăng chất dinh dưỡng cho đất
  • Một năm nên tiến hành bón phân 3 lần, trước mỗi đợt bón phân nên làm cỏ dưới gốc, bón xong nên vùi phân để tránh mưa to làm rửa trôi 
  • Dâu tằm không có nhiều bệnh hại nên hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, tránh gây hại đến sức khỏe
  • Biện pháp tốt nhất để diệt sâu là hàng ngày bắt sâu bằng tay, tránh để sâu sinh nở và lây lan nhanh

Trên đây là những thông tin tổng hợp về 18+ bài thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả từ cây dâu tằm. Tuổi trẻ và Sắc đẹp hy vọng rằng bạn đã chọn được bài thuốc thích hợp để áp dụng cho riêng mình. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên trồng cây này để sử dụng mỗi khi cần thiết nhé.

Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất