Cách giữ hoa đào lâu tàn đơn giản nhất trong ngày Tết cổ truyền

Nguyễn Mai 482

Hoa đào là loài hoa không thể thiếu mỗi độ Tết đến xuân về. Vào dịp này, trong nhà ai cũng phải có một chậu cây hoặc một cành đào tươi thắm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để cây đào ra nhiều hoa và lâu tàn nhất. Hãy cùng Tuổi trẻ và sắc đẹp tìm hiểu về loài hoa này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguồn gốc của hoa đào

Hoa đào có pháp danh khoa học là Prunus persica, loài hoa này được cho là có nguồn gốc hình thành từ khoảng 7.500 năm trước. Nó được biết đến đầu tiên từ vùng đất Ba Tư, dần được phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào,… Tại Việt Nam, hoa đào đã trở thành đặc trưng mỗi dịp Tết Nguyên Đán.

Đào là loài cây sớm rụng lá, có thân gỗ nhỏ, cao đến 5 – 10m. Lá có hình mũi mác, dài khoảng 7 – 15cm, rộng từ 2 đến 3cm. Hoa sẽ nở trước khi cây ra lá, bông hoa có đường kính 2,5 – 3cm, có màu hồng với 5 cánh hoa. 

Hoa đào có pháp danh khoa học là Prunus persica
Hoa đào có pháp danh khoa học là Prunus persica

2. Những loại đào được trồng phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại đào được trồng đó là đào ăn quả và đào cảnh dịp Tết. Mỗi loại đào sẽ được trồng theo mục đích khác nhau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!  

2.1 Đào ăn quả

Đào ăn quả thường trồng ở nơi có khí hậu mát mẻ ở nước ta như Lào Cai, Sơn La,… Những loại đào này thường ra hoa vào khoảng tháng 2 và thu hoạch vào tháng 7. Loại đào này thường không dùng để trang trí vào ngày Tết, bởi hoa nở muộn và không đẹp như loại đào cảnh.

2.1.1 Đào Vân Nam

Đào Vân Nam được trồng ở Sa Pa (Lào Cai) gồm giống chín sớm và chín muộn. Loại đào này thường được thu hoặc vào cuối tháng 6, đầu tháng 7. Quả màu phớt hồng và hồng vàng, giòn, có vị hơi chua. Loại đào này thường được sử dụng làm đào ngâm, rất được ưa chuộng.

2.1.2 Đào tuyết

Đây là loại đào sinh trưởng khỏe, thu hoạch vào giữa tháng 6. Quả to trung bình, vỏ  màu trắng, thịt quả có vị hơi chua. Loại đào này cho sản lượng lớn, tuy nhiên không được ưa chuộng nhiều bởi mẫu mã không được bắt mắt và có vị hơi chua. 

2.1.3 Đào Mộc Châu – Sơn La

Giống đào này còn được gọi là đào mèo, thân cây, lá có kích thước to và dày dặn. Quả có đầu thon nhọn, đầu và cuống quả có màu đỏ tươi, kích thước quả khá nhỏ. Ruột có màu đỏ thẫm, róc hạt khi chín có vị ngọt dịu. Loại đào này khá được ưa chuộng. 

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại đào được trồng đó là đào ăn quả và đào cảnh dịp Tết
Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại đào được trồng đó là đào ăn quả và đào cảnh dịp Tết

2.2 Đào cảnh

Đây là loại đào dùng để trưng trong dịp Tết Nguyên đán. Mỗi gia đình sẽ có lựa chọn riêng về loại đào theo sở thích của mình và điều kiện kinh tế. 

2.2.1 Đào phai

Đào phai là loại được ưa chuộng nhất vào dịp Tết, đặc biệt là các vùng nông thôn. Loại đào kép sẽ có nhiều cánh, mỗi bông có khoảng 20 – 22 cánh, bông to và dày. Hoa có màu hồng nhạt rất dịu dàng và thanh tao. Loại hoa này cũng được trông nhiều tại những nơi như đình làng, các ngôi nhà cổ,… mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. 

2.2.2 Bích đào

Bích đào thường có màu hồng đậm, mỗi bông hoa có đường kính từ 3,5cm trở lên, có nhiều cánh xếp chồng lên nhau. Hoa có màu sắc rực rỡ hơn cả và có khả năng chống lại sâu bệnh rất tốt. Vậy nên, giống hoa này rất được ưa chuộng tại các nhà vườn và gia đình.

2.2.3 Bạch đào

Loại hoa này có bông hoa mang màu trắng, rất quý hiếm nên được săn đón với giá cao. Đây là loại khó trồng và chăm sóc để có thể nở đúng dịp. Bông hoa khá lớn với đường kính 3,5cm, gồm có 18 – 20 cánh hoa. Bởi sự quý hiếm và có phần “kiêu kỳ”, bạch đào có giá trị rất cao trên thị trường. Nó thể hiện sự giàu có của gia chủ khi có được cây bạch đào trưng ngày Tết. 

2.2.4 Đào Thất Thốn

Đào Thất Thốn có tên gọi khác là đào Thiên mã, là loại đào quý dành cho vua chúa thời xưa. Thân cây to, cao khoảng 1m, màu nâu sẫm, tương đối xù xì. Cây phân cành, mỗi cành cây dài 7 đốt, mỗi ô có 7 hoa. Mỗi bông hoa đều rất dày, có nhiều lớp, màu đỏ tươi. Do đây là loại đào quý nên cũng không được bán rộng rãi trên thị trường. Thông thường nhà vườn sẽ cho các gia đình thuê các gốc đào thất thốn trong dịp Tết.

3. Ý nghĩa của hình ảnh hoa đào trong ngày tết cổ truyền

Ngoài vẻ đẹp rực rỡ, hoa đào còn được ưa chuộng bởi mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Hình ảnh hoa đào là biểu tượng, ước mong của mọi người trong ngày đầu xuân năm mới.

3.1 Hoa đào mang tinh hoa của ngũ hành

Từ xa xưa, hoa đào đã được quan niệm là mang trong mình tinh hoa của ngũ hành, của trời đất. Loại hoa này có khả năng xua đuổi bách quỷ dạ hành, loại bỏ hết những điều không may của năm cũ. Từ đó ta có thể đón năm mới, đón những điều may mắn bình an.

3.2 Biểu tượng cho sự hòa hợp, gắn kết

Chắc rằng chúng ta đã từng nghe qua câu chuyện kết nghĩa vườn đào của Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi. Vậy nên, hoa đào mang ý nghĩa gắn kết tình bạn, đem chúng ta lại gần nhau hơn. Đó là ý nghĩa của tình gắn kết, lòng chung thủy, mong một năm mới hòa thuận, ấm êm.

Ngoài vẻ đẹp rực rỡ, hoa đào còn được ưa chuộng bởi mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp
Ngoài vẻ đẹp rực rỡ, hoa đào còn được ưa chuộng bởi mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp

3.3 Đại diện cho thịnh vượng, sung túc

Màu hồng của hoa đào là màu sắc may mắn, đem đến cảm giác ấm cúng cho mỗi gia đình. Những bông hoa chi chít cánh, đượm hương thơm là biểu tượng một năm mới đầy hy vọng. Từ đó đem đến vượng khí, sung túc và đầy tình yêu thương.

4. Hoa đào có những tác dụng gì?

Hoa đào ngoài việc có thể trồng làm cảnh, đây còn là một bài thuốc quý trong đông y. Loại hoa này có trong thành phần của các bài thuốc như:

  • Chứng táo bón
  • Điều hòa kinh nguyệt
  • Dưỡng nhan
  • Chứng cước khí, đau tim
  • Kiết lỵ
  • Đi tiểu nhiều, khó kiểm soát
  • Hỗ trợ giảm cân

5. Cách trồng và chăm sóc hoa đào tại nhà

Hoa đào là loài cây dễ sống, nhưng để có một cây đào sinh trưởng tốt thì cần phải có sự cẩn thận trong gieo trồng và chăm sóc. Có 2 cách để trồng hoa đào là gieo hạt và ghép cành. Thông thường, ta sẽ chọn phương pháp ghép cành để rút ngắn thời gian chăm sóc, sớm ra hoa. 

5.1 Ghép áp

Cách làm phương pháp ghép này như sau:

  • Cắt đoạn 6 đến 10cm, bỏ mầm mềm, yếu, giữ lại 2 – 3 mắt
  • Chọn phía gốc ghép trơn, nhẵn, dùng dao cắt ⅓ lớp gỗ chừa lại 2 – 3 lá thật
  • Đặt mặt dài của cành ghép vào trong, dùng nilon tự phân hủy cố định vết ghép

5.2 Ghép mắt nhỏ có gỗ 

Cách thực hiện như sau:

  • Chọn gốc ghép có chiều cao cách mặt đất 20 – 25cm
  • Cắt mắt ghép, có kích thước ở gốc bằng với cành ghép, cách mắt dưới ½ cm
  • Cấy mắt ghép vào gốc rồi cố định bằng nilon 
  • Chờ cành ghép phát triển rồi tháo dây buộc
Hoa đào là loài cây dễ sống, nhưng để có một cây đào sinh trưởng tốt thì cần phải có sự cẩn thận trong gieo trồng và chăm sóc
Hoa đào là loài cây dễ sống, nhưng để có một cây đào sinh trưởng tốt thì cần phải có sự cẩn thận trong gieo trồng và chăm sóc

6. Làm sao để hoa đào nở vào đúng dịp tết?

Hoa đào nở không đúng dịp thường do nở sớm và nở muộn hơn dịp Tết. Sau đây là cách khắc phục các tình trạng này.  

6.1 Kích thích hoa đào giúp hoa nở nhanh

Trong trường hợp đào nở chậm, bạn có thể làm những cách sau để đào nở nhanh hơn:

  • Quây nilon xung quanh, thắp đèn điện để tăng nhiệt độ, tạo không gian ấm áp giúp hoa nở
  • Tưới đào bằng nước ấm 40 – 50 độ vào quanh gốc, nên tưới 5 – 6 lần/ngày.
  • Pha loãng phân kali với nước rồi tưới cho cây

6.2 Kìm hãm hoa đào giúp hoa nở chậm

Khi hoa nở quá nhanh trước khi đến Tết, bạn có thể làm những cách sau để hoa nở chậm hơn, đúng dịp:

  • Sử dụng nước lạnh để tưới lên toàn bộ tán cây, thân và gốc cây nhằm giảm nhiệt, hãm hoa nở
  • Che chắn kĩ cho hoa, sử dụng phân ure 1%, pha loãng với nước rồi tưới cho cây

7. Cách để hoa đào ra nhiều hoa và lâu tàn nhất

Để hoa đào trưng ngày Tết có thể tươi lâu, bền nhất, bạn có thể áp dụng cách như sau:

  • Đối với đào cắm trong lọ: Thường xuyên thay nước cho hoa, đặt bình hoa tại nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng khí
  • Đối với đào trồng trong chậu: Để cây trong chậu với đất pha cát có độ ẩm vừa phải nhằm tránh bị ngập úng cho cây, tưới bằng nước lạnh

8. Cây hoa đào giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu đẹp nhất?

Mỗi mỗi dịp gần Tết, khắp các phố phường lại nô nức kẻ mua người bán hoa đào. Giá cả của loại hoa này cũng rất đa dạng phụ thuộc vào giống và dáng cây. Một cành đào có thể có giá từ vài trăm nghìn đồng, các gốc đào lâu năm, giống quý sẽ có giá trị vô cùng cao. Bạn có thể mua đào tại các vườn đào, vườn cây cảnh, cửa hàng hoa hoặc các khu chợ mỗi dịp gần Tết.

Trên đây, Tuổi trẻ và sắc đẹp đã gửi đến bạn bài viết về hoa đào, loài hoa quen thuộc vào dịp Tết nguyên đán. Mong rằng, bài viết này hữu ích với bạn, hãy theo dõi chúng tôi để có thêm những kiến thức bổ ích khác nhé!

Chuyên mục: Loài Hoa Đẹp

5 ( 2 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất