Giải đáp bún gạo lứt bao nhiêu calo và những thắc mắc thường gặp

Nguyễn Mai 417

Bún gạo lứt là thực phẩm ăn kiêng được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn. Không chỉ có tác dụng giảm cân mà loại bún này còn rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người thắc mắc bún gạo lứt bao nhiêu calo và có giảm cân được không? Bài viết này, Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc thường gặp về việc sử dụng loại bún này.

1. 100g bún gạo lứt bao nhiêu calo?

Bún gạo lứt là món ăn bổ dưỡng và thường xuất hiện trong thực đơn ăn kiêng của nhiều chị em. Loại bún này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên thường được chú ý để đưa vào khẩu phần ăn, ngay cả với người không có ý định giảm cân. 

Bún gạo lứt có hàm lượng calo tương đối cao
Bún gạo lứt có hàm lượng calo tương đối cao

Câu hỏi đặt ra là bún gạo lứt bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì 100g gạo lứt có chứa khoảng 387 calo. Tuy nhiên, lượng calo này sẽ thay đổi phụ thuộc vào đó là loại bún gì? 100g bún gạo lứt khô có chứa khoảng 320 – 350 calo. 100g gạo lứt đen có chứa khoảng 101 calo, trong khi đó gạo lứt tím có chứa 200 calo. Lượng calo này cũng hoàn toàn thay đổi khi nấu chín. Trung bình 100 gạo lứt khi nấu chín sẽ có 218 calo.

2. Ăn bún gạo lứt đem lại những lợi ích gì cho sức khỏe?

Bún gạo lứt bao nhiêu calo không phải là thắc mắc duy nhất. Món ăn này mang lại lợi ích gì cho sức khỏe cũng là câu hỏi thường gặp. Nhờ vào thành phần dinh dưỡng vàng mà gạo lứt rất được mọi tin tưởng sử dụng bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại.

2.1. Giảm cholesterol trong máu

Gạo lứt là thành phần tạo nên bún gạo lứt. Đây là một loại ngũ cốc nguyên cám, mà lớp vỏ của nó có chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp. Ngoài ra, chất này còn giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Bún gạo lứt rất tốt cho người bệnh tim
Bún gạo lứt rất tốt cho người bệnh tim

2.2. Làm chậm quá trình lão hóa

Gạo lứt chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Người ta ước tính được rằng trong bún gạo lứt có chứa trên 120 chất chống oxy hóa. Vì thế, mà hạn chế được sự sản sinh của các gốc tự do, bảo vệ tế bào của cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu ăn bún gạo lứt thường xuyên cơ thể bạn sẽ duy trì được sự tươi trẻ lâu hơn. 

2.3. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Bún gạo lứt có chỉ số đường huyết ở mức thấp. Chính vì thế, đây là lựa chọn hoàn hảo cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Hàm lượng carbohydrate có trong gạo lứt thấp hơn nhiều so với gạo trắng. Vì lớp vỏ của gạo này có hàm lượng chất xơ cao hơn. Vì vậy, mà bún gạo lứt giúp kiểm soát lượng đường hiệu quả. 

2.4. Cải thiện tiêu hóa

Bún gạo lứt rất giàu chất xơ và trong quá trình ủ cũng sản sinh ra nhiều vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nguồn tinh bột thô có trong thực phẩm này cũng giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn. Nhờ vậy, khi ăn bún gạo lứt bạn sẽ cảm nhận được cơ thể nhẹ nhàng hơn, không gặp tình trạng khó tiêu.

Bún gạo lứt tốt cho hệ tiêu hóa
Bún gạo lứt tốt cho hệ tiêu hóa

3. Ăn gạo lứt có béo không?

Bún gạo lứt bao nhiêu calo chính là câu trả lời cho việc ăn có béo không. Loại bún này có hàm lượng calo tương đối cao, gấp 3 lần so với cơm gạo lứt. Vì thế, nếu ăn nhiều thì nguy cơ tăng cân là hoàn toàn có thể. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi ăn thực phẩm này thường xuyên. Dù là tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn thường xuyên với lượng lớn thì hoàn toàn không nên. Cơ thể sẽ dễ bị tích tụ mỡ thừa và tăng cân nhanh chóng.

4. Ăn bún gạo lứt có giảm cân được không?

Như đã đề cập đến ở trên thì lượng calo có trong bún gạo lứt là ở mức cao. Do đó, nếu đang có ý định giảm cân thì loại bún này không phải là lựa chọn thích hợp. Nếu chế biến như xào thì thậm chí lượng calo có thể lên tới 500 calo/100g. 

Bún gạo lứt có tác dụng giảm cân
Bún gạo lứt có tác dụng giảm cân

Do vậy, nếu có ý định giảm cân thì nên lựa chọn gạo lứt thay vì chọn bún. Nếu vẫn muốn sử dụng thực phẩm này thì nên chọn luộc để giảm thiểu chất béo, cũng như hạn chế nạp nhiều calo cho cơ thể. Nếu ăn một lượng nhỏ và hạn chế chiên xào thì bún gạo lứt vẫn phù hợp để đưa vào thực đơn giảm cân. 

5. Những món ăn ngon được làm từ gạo lứt

Bún gạo lứt bao nhiêu calo và cách để chế biến những món ăn ngon mà không tăng cân từ thực phẩm này được rất nhiều chị em quan tâm. Dưới đây là một số món ăn đơn giản mà ai cũng có thể tự chế biến, để có cho mình những món ăn giàu dinh dưỡng. 

5.1. Bún gạo lứt xào tôm

Món ăn xuất hiện phổ biến trong chế độ ăn Eat clean của nhiều chị em là bún gạo lứt xào tôm. Đây là món ăn chứa ít calo và rất giàu dinh dưỡng. Chỉ cần một chút bún gạo lứt kèm ăn tôm bóc vỏ cũng như rau thơm là bạn đã có một món ăn bổ dưỡng. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Luộc bún mềm, cho vào nước lạnh sau đó vớt ra cho ráo nước
  • Bước 2: Phi thơm hành, tỏi rồi xào cùng tôm đã bóc vỏ, khi tôm chín thì thêm vào súp lơ và giá đỗ tới khi chín vừa rồi nêm nếm gia vị vừa miệng
  • Bước 3: Bày ra đĩa và trộn đều, thêm một chút rau thơm vậy là bạn đã có một món ăn giảm cân rất hấp dẫn
Bún gạo lứt xào tôm giúp giảm cân hiệu quả
Bún gạo lứt xào tôm giúp giảm cân hiệu quả

5.2. Bún gạo lứt ức gà

Ức gà giàu protein và ít béo nên rất phù hợp để thêm vào thực đơn ăn kiêng. Bún gạo lứt xào với ức gà sẽ là món ăn ngon miệng, hấp dẫn và bổ dưỡng. Sợi bún mềm dai hòa quyện cùng  nhau tạo nên món ăn tuyệt vời. 

5.3. Bún gạo lứt xào nấm rau củ

Một món ăn vừa đẹp mắt lại vừa thơm ngon tròn vị thì bạn không thể bỏ qua là bún gạo lứt xào rau củ và nấm. Hương vị hấp dẫn cùng với nấm, rau củ và bún sẽ giúp bạn cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng dồi dào. Quan trọng là món ăn này rất hợp cho người ăn kiêng vì ít calo và giàu chất xơ.

Bún gạo lứt xào nấm rau củ thơm ngon
Bún gạo lứt xào nấm rau củ thơm ngon

6. Câu hỏi thường gặp về bún gạo lứt

Ngoài việc bún gạo lứt bao nhiêu calo, vẫn còn rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc sử dụng thực phẩm này làm sao để tốt nhất cho sức khỏe. Theo dõi thông tin dưới đây để đảm bảo rằng bạn đang ăn bún gạo lứt đúng cách.

Advertisement

6.1. Ăn nhiều bún gạo lứt có tốt không?

Bún gạo lứt bao nhiêu calo là do hàm lượng carbohydrate trong thực phẩm này là chủ yếu. Với hàm lượng calo cao, nếu ăn nhiều sẽ dễ gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Chính vì thế, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. 

6.2. Ai không nên ăn bún gạo lứt?

Bún gạo lứt rất giàu dinh dưỡng nên một số đối tượng sau sẽ không phù hợp để ăn thực phẩm này. Người bị bệnh thận, phụ nữ mang thai và cho con bú hay những ai có cơ địa dễ tăng cân. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn cơm gạo lứt để đảm bảo an toàn hơn. 

6.3. Cách bảo quản bún gạo lứt

Bún gạo lứt là thực phẩm đã qua chế biến vì thế cần biết cách bảo quản mới đảm bảo được dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe. Bạn chỉ nên mua với lượng vừa phải đủ ăn để tránh việc bảo quan sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng. Nếu bắt buộc phải bảo quản thì nên trữ đông ở ngăn đá đối với bún tươi. Còn bún gạo lứt khô chỉ cần để nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời.

Bún gạo lứt bao nhiêu calo đã được Tuổi trẻ và Sắc đẹp giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng với kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về thực phẩm này và biết cách ăn uống khoa học. Chúc bạn có một sức khỏe tốt và luôn đồng hành cùng chúng tôi trên hành trình chinh phục kiến thức.

Advertisement
Chuyên mục: Dinh DưỡngSức Khỏe

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất