Ăn mặn có mập không? Ăn mặn có dẫn đến tăng cân không?

Phương Đinh 191

Muối đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực, tạo nên vị mặn hấp dẫn cho món ăn. Tuy nhiên nó khiến nhiều người lo sợ “Ăn mặn có mập không?”. Để giải đáp băn khoăn này, chúng ta hãy cùng theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây nhé!

Ăn mặn có mập không?

Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng quốc gia cho biết, ăn mặn gây tích nước trong cơ thể và dẫn đến mập. Bởi trong muối ăn – gia vị chính để tạo nên vị mặn có chứa 40% natri và 60% clorua. Hợp chất này có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, chúng còn góp phần cân bằng điện giải, bù nước và duy trì hoạt động cơ bắp.

Ăn mặn có béo không? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không ăn nhiều muốn, tránh béo phì
Ăn mặn có béo không? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không ăn nhiều muốn, tránh béo phì

Tuy nhiên, khi bạn nạp quá nhiều muối, có nghĩa là tăng lượng natri clorua sẽ gây hại cơ thể. Cụ thể, một trong những tác hại của việc ăn mặn chính là béo phì. 

Theo kết quả nghiên cứu về chế độ ăn trên 1230 người, bao gồm trẻ em và người lớn ở Anh: Sau khi phân tích mẫu nước tiểu trong vòng 24h và lượng calo thu được từ chế độ ăn trong vòng 4 ngày ở những đối tượng này. Các chuyên gia đã thấy rằng, cứ tăng thêm 1g muối/ngày trong khẩu phần ăn thì có đến 25% người có nguy cơ béo phì.

Tác hại của việc ăn mặn đến sức khỏe và cân nặng

Để làm rõ hơn việc ăn mặn có tăng cân không, chúng ta cùng tìm hiểu về các nhược điểm của muối nhé!

Ăn mặn tăng huyết áp

Ăn mặn gây tăng huyết áp
Ăn mặn gây tăng huyết áp

Theo TS. Đào Duy Anh – Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam và Hội Tăng huyết áp Việt Nam: Hợp chất natri clorua trong muối là yếu tố giúp điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, nếu lượng muối ăn nạp vào cơ thể vượt quá 6g/ngày sẽ khiến huyết áp tăng cao. 

Gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch

Khi ăn mặn quá nhiều, cơ thể sẽ cảm thấy khát và uống nước nhiều hơn. Điều đó làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim mạch co bóp nhiều hơn. Duy trì thói quen này về lâu dài sẽ khiến cho tâm thất trái to lên, gây nên hiện tượng suy tim.

Gây suy giảm chức năng thận

Ăn mặn gây ảnh hưởng đến thận
Ăn mặn gây ảnh hưởng đến thận

Ăn mặn không chỉ gây bệnh tim mạch mà còn ảnh hưởng đến thận. Bởi khi cơ thể tích tụ nhiều nước sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Đáng chú ý, những người mắc bệnh thận khi ăn mặn sẽ càng khiến bệnh trầm trọng hơn.

Gây đột quỵ

Một kết quả nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, có đến 62% ca đột quỵ não xuất phát từ nguyên nhân ăn mặn. Tại Việt Nam, chỉ trong năm 2016 trên toàn quốc đã có tới hơn 81.000 trường hợp tử vong do bệnh mạch máu não; hơn 67.000 người chết vì nhồi máu cơ tim.

Thoái hóa xương khớp

Cơ thể thừa muối sẽ làm tăng quá trình đào thải canxi, khiến xương yếu đi và gây nên bệnh loãng xương. Không chỉ vậy, ăn mặn còn gây ức chế và giảm khả năng hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác. 

Ăn mặn tích nước gây béo phì

Ăn quá nhiều đồ ăn mặn gây béo phì
Ăn quá nhiều đồ ăn mặn gây béo phì

Nồng độ natri sẽ tăng lên khi chúng ta ăn mặn nhiều. Khi đó, cơ thể sẽ tự động tích nước bằng cách uống nhiều nước và giảm bài tiết. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc giữ nước này sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng lên 1kg so với bình thường. 

5 chế độ ăn lành mạnh giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ béo phì

Có thể thấy, sở thích ăn mặn là tác nhân gây tăng cân và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, để hạn chế nguy cơ bệnh tật và béo phì, bạn cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh hơn. Dưới đây là 5 chế độ dinh dưỡng khoa học, an toàn và lành mạnh dành mà bạn có thể tham khảo.

Giảm thiểu muối trong thức ăn

Không nên ăn mặn nhiều và lượng muối trong khẩu phần ăn không quá 5 -6g/ngày
Không nên ăn mặn nhiều và lượng muối trong khẩu phần ăn không quá 5 -6g/ngày

Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, mỗi người không nên ăn quá 5g – 6g muối/ngày. Trong quá trình nấu nướng, bạn cần giảm bớt lượng muối, nêm nếm gia vị này vừa phải để không quá mặn.

Ưu tiên các thực phẩm chứa ít muối

Các loại thực phẩm chứa ít muối bao gồm:

  • Rau xanh: Bắp cải, súp lơ, rau muống, rau cải, rau hẹ, …
  • Các loại quả: Bí đao, bí đỏ, mướp, su su,…
  • Thực phẩm giàu protein, đạm: Trứng, thịt gà, thịt dê, sữa tươi, sữa chua,…
  • Các trái cây giàu vitamin: Cam, quýt, bơ, xoài, táo, ổi, dưa hấu,…

Tích cực vào bếp nấu ăn thay vì ăn hàng quán

Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, cắt giảm lượng muối tiêu thụ một cách hợp lý
Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, cắt giảm lượng muối tiêu thụ một cách hợp lý

Để có thể kiểm soát lượng muối trong cơ thể, bạn nên nấu ăn ở nhà thay vì đi ăn ở ngoài. Bởi tại các nhà hàng, đầu bếp thường sẽ nêm nếm nhiều muối hơn để tăng sự hấp dẫn cho món ăn. Vì thế, việc ăn mặn sẽ làm cản trở mọi nỗ lực giảm cân của bạn, gây mất dáng.

Kiểm tra bảng thành phần trong thực phẩm

Trước khi mua thực phẩm, bạn hãy tìm hiểu kỹ các thành phần dinh dưỡng nó. Mục đích của việc này là nhằm so sánh, lựa chọn được sản phẩm có ít muối hơn. Có như vậy, bạn mới chủ động điều chỉnh lượng muối mà bản thân sẽ tiêu thụ trong quá trình chế biến.

Nói không với đồ ăn nhanh

Giảm ăn mặn cách hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp 
Giảm ăn mặn cách hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp

Các thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh thường chứa nhiều muối, chất béo. Tuy hấp dẫn, nhưng chúng không mang lại giá trị dinh dưỡng bằng các thực phẩm tươi như rau củ, sữa,…

Vì thế, bạn giảm thiểu ăn đồ hộp, thịt xiên nướng, khoai tây chiên,… để tránh tích tụ natri clorua và chất béo bão hòa trong cơ thể.

Xem thêm: Giảm cân mặt có nhỏ lại không? 3 sự thật ít ai ngờ đến

Kết luận

Qua bài viết trên, thắc mắc “Ăn mặn có mập không?” của các bạn đã được giải đáp đầy đủ, chính xác. Chúng tôi hy vọng rằng, bạn có thể  điều chỉnh lượng muối phù hợp trong quá trình chế biến, ăn uống để bảo vệ sức khỏe và cân nặng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về việc ăn mặn, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được làm rõ nhé!

Advertisement
Chuyên mục: Sức Khỏe

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất