Ăn hạt dẻ có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ hạt dẻ

Nguyễn Mai 358

Hạt dẻ là loại hạt dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhiều người thắc mắc “Ăn hạt dẻ có tác dụng gì?”. Hãy để Tuổi trẻ và Sắc đẹp giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ăn hạt dẻ có tác dụng gì?

Khi ăn hạt dẻ, bạn có thể cảm nhận được mùi thơm, vị béo bùi, thêm chút vị ngọt, rất “cuốn miệng”. Vậy ăn hạt dẻ có tác dụng gì? Hãy cùng khám phá một số lợi ích của hạt sau:

1.1. Cải thiện tiêu hóa

Chất xơ dồi dào trong hạt dẻ có khả năng điều chỉnh nhu động ruột, hỗ trợ phát triển những vi khuẩn có lợi trong ruột. Nhờ vậy, ăn hạt này thường xuyên sẽ giúp bạn có thể cải thiện hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. 

Hạt dẻ tốt cho hệ tiêu hóa
Hạt dẻ tốt cho hệ tiêu hóa

1.2. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Chất chống oxy hóa trong hạt dẻ có khả năng giảm viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, hạt dẻ chứa magie và kali, giúp giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch. Đây là loại hạt thích hợp cho người cao tuổi hay các bệnh nhân tim mạch.

1.3. Bổ sung sắt cho cơ thể

Hạt dẻ có thể tăng cường chất sắt cho cơ thể, do trong loại hạt này chứa hàm lượng sắt tương đối cao. Những bạn đến thời kỳ kinh nguyệt nên ăn loại hạt dẻ, giúp bổ sung máu rất tốt.

1.4. Tăng cường chức năng cho não bộ

Trong hạt dẻ có chứa rất nhiều vitamin như vitamin B, vitamin B6, riboflavin, thiamine, folate giúp não bộ khỏe mạnh, chống lại cũng như ngăn ngừa những rối loạn về thoái hóa thần kinh, như bệnh Alzheimer.

1.5. Hỗ trợ xương chắc khỏe

Trong hạt dẻ chứa canxi, vitamin K, magie, đồng. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết giúp cải thiện sức khỏe xương, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, gãy xương.

Hạt dẻ tốt cho xương khớp
Hạt dẻ tốt cho xương khớp

1.6. Kiểm soát huyết áp

Cơ thể nhiều natri có thể gây ra huyết áp cao. Trong hạt dẻ chứa lượng lớn kali, giúp thận thải bỏ natri dư thừa ra ngoài cơ thể. Không những vậy, hạt dẻ còn giúp mạch máu thư giãn, làm giảm huyết áp.

1.7. Tăng cường hệ miễn dịch

Hạt dẻ cung cấp vitamin C rất tốt. Loại vitamin này giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch cũng như giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng hạt này để ngăn ngừa một số nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

1.8. Ngăn ngừa bệnh mãn tính

Hạt dẻ có khả năng chống viêm và chống oxy hóa. Chất aescin trong loại hạt này mang đến hiệu quả trong phòng ngừa ung thư. Hợp chất aescin giúp giảm sự phát triển tế bào khối u, nhất là tế bào gây ra ung thư gan, đa u tủy hay bạch cầu. Hơn nữa, aescin có thể làm chết các tế bào ung thư phổi và ung thư tuyến tụy.

1.9. Cung cấp năng lượng

Hạt dẻ chứa tinh bột và hàm lượng vitamin C cao, trở thành một trong những thực phẩm cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Đối với người tập thể hình nên bổ sung hạt dẻ vào khẩu phần ăn mỗi ngày.

1.10. Giảm vô sinh cho nam giới

Hợp chất aescin có khả năng giảm sưng các tĩnh mạch ở gần tinh hoàn, giúp cải thiện tình trạng vô sinh cho nam giới. Do tĩnh mạch ở vị trí này sưng, có thể gây vô sinh. 

1.11. Giúp trẻ hóa làn da

Hạt dẻ giúp chống lão hóa da, do hàm lượng vitamin E trong nó giúp làn da khỏe khoắn. Vitamin E còn có thể bảo vệ da khỏi nguồn tia cực tím, chống lại ung thư da cũng như đẩy lùi quá trình lão hóa da sớm do nhiều tác nhân bên ngoài.

Ăn hạt dẻ đẹp da
Ăn hạt dẻ đẹp da

1.12. Giảm căng thẳng

Hạt dẻ giúp giảm bớt căng thẳng nhờ có chất chống stress. Hàm lượng Kali trong hạt dẻ cũng giúp cơ thể kiểm soát, giữ huyết áp ở mức bình thường. 

2. Hạt dẻ có mấy loại?

Hạt dẻ được trồng phổ biến tại nhiều quốc gia. Dựa trên nguồn gốc, người ta phân loại hạt dẻ thành 5 loại phổ biến:

2.1. Hạt dẻ Thái Lan

Là loại hạt dẻ phổ biến nhất thị trường. Loại hạt này có hình dáng tròn, cân xứng ở mọi góc độ. Đa phần mỗi quả sẽ cho ra một hạt. Hạt có hương vị thơm béo, giá thành vừa phải.

2.2. Hạt dẻ Sapa:

Là đặc sản nổi tiếng của Sapa. Loại hạt này màu nâu sẫm, bóng, có lớp lông tơ màu trắng nhạt ở phía trên đỉnh của vỏ. Khi tách, bóc sẽ có lớp vỏ lụa mỏng bao quanh, nhân hạt có màu vàng chanh, kích thước to gấp 4 – 5 lần so với hạt rừng. Hương vị dẻ Sapa bùi béo, có chút ngọt, dễ gây nghiện.

2.3. Hạt dẻ Cao Bằng

Loại hạt này còn có tên gọi là hạt dẻ Trùng Khánh (trồng tại huyện Trùng Khánh, Cao Bằng). Hạt có kích cỡ khá to, bao bọc bởi lớp vỏ đầy gai cứng, trông như trái chôm chôm. Loại hạt này được rất nhiều người ưa chuộng vì hương vị thơm ngon đặc biệt.

Hạt dẻ Cao Bằng với hương vị thơm ngon, khó quyên
Hạt dẻ Cao Bằng với hương vị thơm ngon, khó quyên

2.4. Hạt dẻ Nhật Bản

Là hạt dẻ đến từ Nhật Bản, có lớp vỏ dày, màu nâu đất, phần thịt bên trong màu vàng óng ánh, được các bạn nhỏ rất thích. Hầu hết các sản phẩm này được bán khi đã qua chế biến, đóng gói bao bì.

2.5. Hạt dẻ Trung Quốc

Hạt dẻ Trung Quốc có vỏ ngoài khá mỏng, màu sắc bóng bẩy và hình dáng to tròn đều. Trên thị trường bày bán loại hạt này nhưng không mấy được ưa chuộng, do khi rang lên không có hương thơm nổi bật.

3. Bài thuốc chữa bệnh từ hạt dẻ bạn đã biết chưa?

Sau khi biết “Ăn hạt dẻ có tác dụng gì?”, bạn sẽ phải ngạc nhiên với những bài thuốc dân gian được chế biến từ loại hạt này. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến:

3.1. Nhuận táo, tan đờm

Dùng 250g hạt dẻ, 500g thịt lợn nạc và gia vị vừa đủ, ninh nhừ, dùng ăn với cơm. Đây là bài thuốc tốt cho các trường hợp viêm phế quản mạn tính, hay ít đờm.

3.2. Bổ thận khí, kiện tỳ vị, ấm trung tiện, mạnh gân cốt

Dùng 150g hạt dẻ, gà trống choai (chỉ lấy phần thân), 1 quả trứng gà, 30g bột nước, 0,75l nước thịt luộc, gia vị, nấu lên, dùng cho người tỳ vị yếu, bị phù nề hay phụ nữ sau sinh.

3.3. Bổ thận, khí huyết, tỳ vị

Nguyên liệu dùng 200g hạt dẻ, 5 cái nấm hương, 1 con chim bồ câu, 2 bát con nước luộc thịt, 1 thìa nước gừng, hạt tiêu, dầu vừng và xì dầu. Ướp thịt chim với gia vị, rán qua rồi đem ninh chín, phù hợp cho người thận hư, suy nhược, hay quên, mất ngủ.

3.4. Bổ thận khỏe cơ, bổ âm nhuận táo

Nguyên liệu cần dùng cho người âm hư, ho lâu ngày, da khô, lưng gối mỏi là 150g hạt dẻ. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị hạt dẻ, 20g bách hợp, 100g thịt nạc, 15g khiếm thực, 250g cá tươi. Rán cá hơi vàng, rồi cho tất cả vào nồi ninh 2 tiếng đồng hồ, nêm nếm gia vị.

3.5. Bổ thận khí, chắc răng

Nguyên liệu dùng 100g hạt dẻ, 100g gạo, 100g đường phèn, 1L nước. Rang thơm hạt dẻ, nghiền nhỏ, cho thêm đường phèn vào. Dùng gạo nguyên hạt hoặc tán bột đem nấu cháo, tiếp tục cho bột hạt dẻ rang vào cháo và ăn.

Hạt dẻ được dùng trong nhiều bài thuốc quý
Hạt dẻ được dùng trong nhiều bài thuốc quý

4. Cách bảo quản hạt dẻ tốt nhất

Để hạt dẻ giữ được hương vị thơm ngon nhất, bạn cần bỏ túi một số cách bảo quản dưới đây:

4.1. Bảo quản hạt dẻ tươi

Thông thường, hạt dẻ không thể để lâu, nên cần bảo quản đúng cách để giữ chất lượng hạt dẻ tốt nhất. Sau khi mua hạt dẻ tươi, chọn những vị trí nền nhà hoặc nền đất sạch sẽ, khô thoáng, không có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào, và trải đều hạt dẻ ra, bảo quản được trong 7 – 10 ngày. Có thể cho hạt dẻ tươi vào túi bóng, chọc vài lỗ thủng nhỏ để thoáng khí, sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản trong khoảng 15 ngày. 

4.2. Bảo quản hạt dẻ rang chín

Hạt dẻ rang chín có thời gian bảo quản ngắn hơn nhiều so với loại hạt dẻ tươi. Do quá trình chế biến khiến hạt dẻ bị biến đổi một số chất, dẫn đến nhanh hư hơn. Khi muốn sử dụng trong 3 – 5 ngày, bạn chỉ cần để hạt dẻ nguội hẳn, đựng vào hộp hoặc túi nilon sạch rồi đậy kín, buộc kín lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn, bỏ hạt dẻ ra, mang rang nóng hay hâm lại bằng lò vi sóng.

Bảo quản hạt dẻ rang chín đúng cách
Bảo quản hạt dẻ rang chín đúng cách

4.3. Bảo quản hạt dẻ bằng việc phơi khô

Cách này có thể giúp bạn bảo quản hạt dẻ lên đến 1 năm và không sợ hư, mốc. Đầu tiên, mua hạt dẻ tươi về, chọn những hạt tốt, không mối mọt, sâu bệnh, đem phơi khô dưới nắng 3 – 4 ngày. Trong thời gian phơi nên đảo đều để hạt dẻ khô đều các mặt. Nếu trời không nắng, cho hạt dẻ vào túi sạch, treo ở nơi khô ráo, nhiều gió. Kiểm tra mức độ khô của hạt dẻ, nếu khô đều thì cho vào túi nilon buộc kín miệng, sau đó, đặt túi vào thùng gỗ lót sẵn cát mịn có độ dày 4 – 6 cm. 

Advertisement

Trải một lớp cát ẩm vơi lượng cát gấp 2 lần túi hạt dẻ, cho vào thùng. Tiếp theo, cho một lớp cát ẩm phủ lên phía trên túi hạt dẻ đó, rồi mang thùng gỗ để ở nơi thoáng mát, khô ráo. Kiểm tra tình trạng hạt dẻ thường xuyên, nếu có vấn đề nào thì kịp thời xử lý.

4.4. Bảo quản hạt dẻ trong ngăn đá

Đầu tiên, rửa hạt dẻ, để ráo nước, cho vào hộp sạch và cất trong ngăn đá tủ lạnh. Bạn cần giữ nhiệt độ ngăn đá ở mức 2 – 3 độ C. Cách này bảo quản được hạt trong vòng 1 tháng. Muốn giữ lâu hơn, bạn có thể hút chân không túi hạt dẻ, rồi cất trữ trên ngăn đá, có thể dùng trong 6 tháng. 

5. Những lưu ý khi ăn hạt dẻ

Tuy hạt dẻ thơm ngon, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề khi ăn sau:

  • Không ăn hạt dẻ nếu xuất hiện những dấu hiệu nổi mốc, do trong hạt dẻ mốc chứa độc tố Aflatoxin, có thể gây ung thư gan
  • Tránh ăn quá nhiều hạt dẻ,do hạt chứa nhiều carbohydrate và năng lượng, dễ gây tăng cân
  • Nên ăn hạt dẻ vào những bữa phụ trong ngày như 9h sáng hay 15h chiều, nếu ăn ngay sau bữa chính, bạn có thể đầy bụng, gây khó khăn cho hệ tiêu hóa
  • Tránh chế biến hạt dẻ với đường, dù có thể tăng hương vị cho hạt, nhưng ở nhiệt độ cao, đường dễ cháy khét, sinh ra độc tố gây ung thư

Hy vọng qua bài viết này, Tuổi trẻ và Sắc đẹp đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Ăn hạt dẻ có tác dụng gì?”. Và đừng quên thêm ngay loại hạt này vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bạn nhé!

 

Advertisement
Chuyên mục: Hạt cây

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất