11+ công dụng tuyệt vời từ lá ô liu với sức khỏe con người

Nguyễn Mai 115

Khi nhắc tới ô liu, nhiều người biết tới những lợi ích của dầu ô liu. Tuy nhiên, lá ô liu cũng là một loại thảo dược mang tới nhiều công dụng tuyệt vời cho cơ thể con người. Chính vì thế, hãy cùng Tuổi trẻ và Sắc đẹp khám phá những điều mới mẻ về lá ô liu qua bài viết này nhé!

1. Giới thiệu về cây ô liu

Ô liu có tên khoa học là Olea Europeae, là loại cây gỗ thuộc họ Nhài. Loại cây này bắt nguồn từ các nước ven Địa Trung Hải và sống tại môi trường đầy nắng, phù hợp với đất cát, thuận lợi cho việc thoát nước.  

Cây ô liu có thân màu xám, thường cao 10 – 25m và có tuổi thọ lên tới hàng trăm, hàng nghìn năm. Lá ô liu có hình dầu dục, mọc đối xứng nhau và mang màu sắc xanh thẫm phủ lớp bạc bên ngoài mặt lá. Hoa ô liu có kích thước nhỏ, màu trắng xanh và thường nở rộ vào mùa thu. Sau khi ra hoa, cây ô liu thường kết quả ngay sau đó. 

Cây ô liu là gì
Cây ô liu có thân màu xám, cao và có tuổi thọ lâu đời

Quả của cây mọng và cũng có hình bầu dục dài và khi chín sẽ có màu đen. Quả ô liu mọng nước, nhỏ như quả nho và chứa hàm lượng tinh dầu cao. Thông thường 1 cây ô liu có thể thu hoạch được sau khi đã trồng khoảng 5 – 6 năm. Vì cây sống trong điều kiện môi trường khác lạ, nên cần có giá rét và không khí khô ráo để ra hoa và đơm trái. 

2. Thành phần hóa học trong lá ô liu

Lá ô liu có chứa nhiều thành phần hoá học bao gồm các chất béo bão hòa, không bão hoà; vitamin; khoáng chất;… Vitamin A, E, B, Đồng, Sắt, Canxi, Natri,.. là những vitamin và khoáng chất có nhiều loại lá cây này. Ngoài ra, lá này còn đa dạng các hợp chất hữu cơ khác như oleuropein, Hydroxytyrosol, Tyrosol, Axit Oleanolic, Quercetin,… Trong đó, Oleocanthal có tác dụng giảm đau giống như Aspirin. 

Lá có nhiều chất vô cơ, khoảng 2 – 3 % sáp manitol, các hoạt chất flavonoid, choline, các dẫn chất triterpen, các chất secoiridoid,… Lá có chứa tới 3 – 4 % axit oleanolic và rất nhiều oleoropeosid. 

Thành phần hoá học của lá ô liu
Thành phần hoá học của lá ô liu

3. Những công dụng đối với sức khỏe của lá ô liu

Lá ô liu là một kho báu trong việc ứng dụng vào y tế. Các chất có trong thảo dược này, chiết xuất từ lá mang tới nhiều công dụng cho sức khỏe. Dưới đây là 12 công dụng của lá ô liu mà bạn có thể biết:

3.1. Giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh liên quan đến tim mạch

Lá ô liu chứa hợp chất phenolic chiếm khoảng 6 – 9%, có tính chống oxy hóa cao. Chiết xuất giàu Oleuropein từ lá này làm giảm độ cứng của động mạch từ đó cải thiện chức năng mạch máu. Do đó, dược liệu này hỗ trợ bảo vệ tim mạch và chống viêm tự nhiên. Ngoài ra, sử dụng chiết xuất lá ô liu hàng ngày có thể làm giảm xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim, các bệnh tim mạch khác. 

Tác dụng của lá ô liu
Lá ôliu có lợi trong việc chữa trị các bệnh về tim mạch

3.2. Chống nhiễm HIV

Điều trị HIV bằng chiết xuất từ lá ô liu có thể khôi phục các con đường tín hiệu tế bào khác nhau trong các tế bào bị nhiễm bệnh. Lá này cũng có thể ức chế lây truyền HIV từ tế bào này sang tế bào khác. Đây chính là bước vô cùng quan trọng trong việc ức chế sự phát triển của virus HIV. Thảo dược này có công dụng này một phần là oleuropein trong thảo dược này tương tác với protein HIV-1, gp41. Từ đó, vô hiệu hoá protein này làm ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV vào tế bào chủ.

3.3. Loại bỏ các loại nấm và nhiều vi khuẩn

Hydroxytyrosol, Tyrosol, Oleuropein và các dẫn xuất có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn cao. Những hợp chất này có thể tiêu diệt nấm, nấm mốc và nấm men, đặc biệt là các loài ảnh hưởng đến đường hô hấp và đường tiêu hóa (GI) của con người.

Một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện trên Candida albicans nuôi cấy trong phòng thí nghiệm với dung dịch được chiết xuất từ ​​lá ô liu. Chỉ trong vòng 24 giờ sau khi điều trị, khoảng 15% candida đã bị phá huỷ.
Do đó, chiết xuất từ lá này có thể sử dụng thay thế các hợp chất kháng khuẩn tổng hợp mang mục đích bảo quản. Tuy nhiên, lá  lại không hiệu quả với một số loại nấm lên men. 

3.4. Mau lành vết thương và có tác dụng làm đẹp da

Oleuropein có trong lá ô liu là một hợp chất có công dụng chống viêm và chống oxy hóa. Chất này kích thích tổng hợp sợi Collagen và ức chế sự xâm nhập của các tế bào gây viêm. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp loại bỏ các gốc tự do trong khu vực bị ảnh hưởng để các vết thương nhanh lành. 

Không chỉ vậy, lá ô liu còn giúp giảm mụn nhọt, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, điều trị việc tăng sắc tố trên da, giảm các dấu hiệu lão hoá. Có những tác dụng đó là nhờ có các hợp chất bao gồm Oleuropein, Secoiridoids khác và Flavonoid.

Lá ôliu có công dụng làm đẹp da
Lá ôliu có công dụng làm đẹp da

3.5. Có lợi cho người có ý định giảm cân

Kết quả từ các cuộc nghiên cứu trên động vật cho thấy, lá ô liu có tác dụng chống béo phì ở cấp độ phân tử. Loại lá này giúp điều chỉnh sự biểu hiện của các gen liên quan đến việc tích tụ chất béo trong cơ thể. Từ đó, bổ sung lá ô liu vào chế độ ăn có thể làm giảm 26% lựng thức ăn hấp thụ vào cơ thể. 

Các chất sinh hóa của lá ô liu như Hydroxytyrosol, Luteolin và Acid Caffeic hỗ trợ giảm cân lành mạnh và hiệu quả. Việc sử dụng chiết xuất từ lá ô liu kết hợp với thói quen hoạt động của bạn sẽ giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.

3.6. Kháng viêm và giảm mắc các bệnh từ viêm

Các dưỡng chất thực vật của lá ô liu như Hydroxytyrosol, Tyrosol, Oleuropein và Oleocanthal có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Phương pháp điều trị bằng chiết xuất từ ​​lá ô liu đã được thực nghiệm trong các mô hình chuột. Kết quả cho thấy, lá ô liu hạ thấp tác hại do các chất hóa học gây viêm tạo ra. 

Chiết xuất lá ô liu có chứa các hoạt chất Oleuropein, Oleuropeoside và các Polyphenol khác. Những hoạt chất này giúp kiểm soát các bệnh viêm như viêm đại tràng, bệnh viêm ruột, viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.

Advertisement

3.7. Hạn chế sự tăng trưởng tế bào ung thư

Chiết xuất từ lá ô liu có sự đa dạng phong phú trong thành phần sinh hóa so với dầu ô liu nguyên chất. Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng, polyphenol giúp bảo vệ DNA khỏi các tổn thương do các gốc tế bào tự do gây nên. Từ đó, hiệu quả trong việc ngăn ngừa nguy cơ ung thư nâng cao. 

Đặc biệt, các chất trong lá có hiệu quả chống ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Loại lá này cản trở sự tăng sinh trưởng của tuyến tuỵ, đại trực tràng, yếu tố gây nên bệnh bạch cầu và các tế bào ung thư phổi. Điều đặc biệt hơn cả, polyphenol trong lá ô liu có khả năng phân biệt tế bào ung thư và tế bào bình thường. Khi gặp các tế bào ung thư, hoạt chất này ngay lập tức kích hoạt có chế chết tế bào có lập trình chỉ xảy ra trong tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới tế bào bình thường. 

3.8. Bảo vệ bộ não và ngăn chặn mắc bệnh Alzheimer

Lá ô liu giúp làm giảm tổn thương tế bào thần kinh, mao mạch và cải thiện chức năng não. Loại lá này còn làm giảm thiệt hại cho các bào quan và ma trận xung quanh các mao mạch trong vỏ não. Chiết xuất từ lá này làm giảm thiệt hại oxy hóa và làm tăng mức độ của các enzyme chống oxy hóa như Superoxide effutase, Catalase, kiềm Phosphatase.

Lá ôliu có lợi cho não bộ và hệ thần kinh
Lá ôliu có lợi cho não bộ và hệ thần kinh

3.9. Tham gia vào điều trị viêm nha chu và cải thiện sức khỏe răng miệng

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, một loạt các mầm bệnh đường miệng bị tiêu diệt và hạn chế phát triển. Chiết xuất từ lá ô liu đã ức chế sự phát triển của Streptococcus oralis, Candida albicans, Escherichia coli, Porphyromonas gingivalis, Fusobacterium nucleatum và Parvimonas micra.

Chiết xuất lá ô liu thường kết hợp với các thành phần thảo dược khác trong phương thuốc nha khoa. Chúng bao gồm lá đinh hương, cỏ xạ hương, chiết xuất hạt bưởi, hoa cúc, lá trà xanh, lá bạch đàn, vỏ quế, và một số loại tinh dầu. Phương thuốc thảo dược này có công dụng bảo vệ răng lợi, hạn chế mắc các bệnh về đường miệng và rất an toàn.

3.10. Có lợi cho việc tránh mắc bệnh tiểu đường đồng thời hạ đường huyết

Lá ô liu được biết đến như một loại thuốc thảo dược truyền thống chống tiểu đường và hạ đường huyết. Hoạt chất chống oxy hóa của polyphenol trong lá mang lại những tác dụng này. Chiết xuất từ lá này có thể tác động đến việc giải phóng Insulin tạo ra Glucose. Nó cũng có thể làm tăng sự hấp thu Glucose của các mô xung quanh.

3.11. Nâng cao khả năng miễn dịch

Lá ô liu có chứa một số tính chất kháng virus từ những virus nguy hiểm tới những virus gây bệnh cảm lạnh. Loại lá này có chứa các hoạt chất mạnh giúp chống lại một số vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, bạn nên sử dụng dược liệu này mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh mắc các bệnh cảm cúm,… 

4. Bài thuốc chữa bệnh sử dụng lá ô liu

Lá ô liu mang tới rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên nên sử dụng loại lá này như thế nào để có hiệu quả tốt. Bạn có thể áp dụng cách chế biến lá ô liu sau đây của Tuổi trẻ và Sắc đẹp. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc này là 5 – 6 lá ô liu và 2 ly nước sạch. Phương pháp chế biến:

  • Bước 1: Lá cần đem đi rửa với nước sạch và nên ngâm trông vòng 15 phút để loại bỏ nhiều bụi bẩn
  • Bước 2: Vớt lá ra và đem vào nước đã đun sôi trong vòng 5 – 10 phút là có thể sử dụng 

Uống nước lá ô liu mỗi ngày sau bữa sáng và có thể pha một chút mật ong để tăng thêm hương vị. 

5. Lá ô liu mọc nhiều nhất ở đâu?

Cây ô liu bắt nguồn từ vùng Trung Cận Đông và hiện nay được mở rộng ra nhiều nước. Loại cây này thường được trồng nhiều ở các nước ven Địa Trung Hải trên đất đá sỏi, khô ráo và vùng Bắc Phi. Cây còn được trồng nhiều ở Trung Mỹ, Úc,… Ở Trung Quốc, cây ô liu được trồng nhiều tại đảo Hải Nam . Nước ta đã nhập cây loại cây này về trồng nhưng chưa thể mở rộng ra nhiều tỉnh thành.

Cây ôliu phân bố chủ yếu ở đâu
Cây ôliu được trồng nhiều tại vùng Ven Địa Trung Hải và vùng Bắc Phi

6. Những lưu ý khi sử dụng lá ô liu

Lá ô liu có nhiều công dụng là như vậy, tuy nhiên bạn vẫn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ về sự an toàn trước khi sử dụng thảo dược này hay chiết xuất từ loại lá này. Không chỉ vậy, các bà mẹ đang mang thai và cho con bú cũng nên kiêng sử dụng loại thảo dược này. 

Như vậy, lá ô liu không quá xa lạ với người dân trên toàn thế giới và cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng loại thảo dược này và nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ trước khi dùng bạn nhé. Tuổi trẻ và Sắc đẹp nơi luôn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích trong cuộc sống.

Advertisement
Chuyên mục: Cây thuốc nam

5 ( 1 bình chọn )

Tin liên quan

Tin mới nhất